Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

Quyết định 2220/QĐ-UBND về Kế hoạch thời gian năm học 2017-2018

Ngày 28/7/2017, UBND tỉnh ban hành Quyết định 2220/QĐ-UBND về Kế hoạch thời gian năm học 2017-2018 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Hải Dương, cụ thể như sau:
1. Giáo dục mầm non
35 tuần thực học (học kỳ I: 18 tuần, học kỳ II: 17 tuần).
- Ngày tựu trường: 14/8/2017.
- Ngày khai giảng năm học: 05/9/2017.
- Học kỳ I: Từ ngày 04/9/2017, kết thúc ngày 05/01/2018 (18 tuần thực học, thời gian còn lại dành cho các hoạt động khác).
- Nghỉ giữa hai học kỳ: Ngày 08/01/2018.
- Học kỳ II: Từ ngày 09/01/2018, kết thúc ngày 18/5/2018 (17 tuần thực học, thời gian còn lại dành cho nghỉ tết Nguyên đán và các hoạt động giáo dục khác).
- Kết thúc năm học: Ngày 31/5/2018.
2. Giáo dục tiểu học
35 tuần thực học (học kỳ I: 18 tuần, học kỳ II: 17 tuần).
- Ngày tựu trường: 14/8/2017.
- Ngày khai giảng năm học: 05/9/2017.
- Ngày bắt đầu thực hiện chương trình: 04/9/2017.
- Học kỳ I: Từ ngày 04/9/2017, kết thúc ngày 05/01/2018 (18 tuần thực học, thời gian còn lại dành cho các hoạt động khác).
- Nghỉ giữa 2 học kỳ: Ngày 08/01/2018.
- Học kỳ II: Từ ngày 09/01/2018, kết thúc ngày 18/5/2018 (17 tuần thực học, thời gian còn lại dành cho nghỉ tết Nguyên đán và các hoạt động giáo dục khác).
- Kết thúc học kỳ II: Hoàn thành kế hoạch giảng dạy và học tập trước ngày 25/5/2018.
- Kết thúc năm học: Ngày 31/5/2018.                             
- Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học trước ngày 10/6/2018.
3. Giáo dục trung học cơ sở
37 tuần thực học (học kỳ I: 19 tuần; học kỳ II: 18 tuần).
- Ngày tựu trường: 01/8/2017.
-  Ngày khai giảng năm học: 05/9/2017.
- Ngày bắt đầu thực hiện chương trình: 21/8/2017.
- Học kỳ I: Từ ngày 21/8/2017, kết thúc ngày 31/12/2017.
- Nghỉ giữa 2 học kỳ: Ngày 02/01/2018.
- Học kỳ II: Từ ngày 03/01/2018, kết thúc ngày 25/5/2018 (18 tuần thực học, còn lại nghỉ tết Nguyên đán và các hoạt động khác).
- Hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2018.           
-  Kết thúc năm học: Ngày 31/5/2018.
- Xét công nhận tốt nghiệp THCS và cấp chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho học sinh trước ngày 25/5/2018.
4. Giáo dục trung học phổ thông
37 tuần thực học (học kỳ I: 19 tuần; học kỳ II: 18 tuần).
- Ngày tựu trường: 01/8/2017.
-  Ngày khai giảng năm học: 05/9/2017.
- Ngày bắt đầu thực hiện chương trình: 21/8/2017.
- Học kỳ I: Từ ngày 21/8/2017, kết thúc ngày 31/12/2017 (19 tuần               thực học).
- Nghỉ giữa 2 học kỳ: Ngày 02/01/2018.
- Học kỳ II: Từ ngày 03/01/2018, kết thúc 19/5/2018 (18 tuần thực học, còn lại nghỉ tết Nguyên đán và các hoạt động khác).
- Hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2018.
- Kết thúc năm học: Ngày 31/5/2018
- Thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT: Hoàn thành trước ngày 31/7/2018.
5. Giáo dục Thường xuyên
34 tuần thực học (Học kỳ I: 17 tuần; Học kỳ II: 17 tuần).
- Ngày tựu trường: 21/8/2017.
- Ngày khai giảng năm học: Đối với GDTX: 05/9/2017; đối với Trung tâm học tập cộng đồng: 02/10/2017 (ngày Khuyến học Việt Nam).
- Ngày bắt đầu thực hiện chương trình GDTX-THPT: 06/9/2017.
- Học kỳ I: Từ ngày 06/9/2017, kết thúc ngày 05/01/2018 (ít nhất 16 tuần thực học và thực hiện các hoạt động khác).
- Nghỉ giữa hai học kỳ: Ngày 06/01/2018.
- Ngày bắt đầu học kỳ II GDTX-THPT: 08/01/2018 ( thực học ít nhất 16 tuần thực học còn lại còn lại nghỉ tết Nguyên đán và thực hiện các hoạt động khác).
- Kết thúc học kỳ II GDTX-THPT trước ngày 19/5/2018.
- Kết thúc năm học GDTX-THPT ngày 31/5/2018.

Nam Sách tổ chức liên hoan ca múa nhạc các làng

Trong 2 ngày 29 - 30/7, huyện Nam Sách tổ chức liên hoan ca múa nhạc các làng, khu dân cư văn hóa năm 2017. Các đồng chí: Nguyễn Thành Trung - Phó Giám đốc sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; Phạm Mạnh Hùng - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; Bùi Văn Thăng - Chủ tịch UBND huyện; Hồ Ngọc Lâm - Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND huyện tới dự, động viên.

Xem thêm:  trung tam bao hanh tu lanh hitachi , sua chua tu lanh hitachibảo hành tủ lạnh samsung
 Cục Dự trữ nhà nước (DTNN) khu vực Hải Hưng
Văn miếu Mao Điền và cụm di tích thờ Đại danh y thiền sư Tuệ Tĩnh

Liên hoan lần này thu hút trên 300 nam nữ diễn viên, nhạc công thuộc 19 đội văn nghệ của 19 làng, khu dân cư văn hóa đại diện cho các xã, thị trấn trong toàn huyện. Với gần 100 tiết mục đơn ca, song ca, tốp ca, hát múa, múa, hòa tấu, độc tấu nhạc cụ dân tộc với chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ngợi ca vẻ đẹp của quê hương đất nước, tinh thần bất khuất, truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân ta trong lịch sử dựng nước và đấu tranh giải phóng dân tộc,... Trong đó có nhiều tiết mục xuất sắc, được dàn dựng công phu nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của đông đảo khán giả.
Theo đánh giá của Ban giám khảo, Liên hoan ca múa nhạc năm nay có chất lượng cao, các đơn vị có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầu tư công phu cả về nội dung, dàn dựng và tập hợp được những nhân tố văn nghệ nổi bật tại đơn vị mình tham dự liên hoan. Nhiều đội văn nghệ có dàn diễn viên với nhiều lứa tuổi, thể hiện sự đầu tư đào tạo lớp diễn viên kế cận.
Kết thúc liên hoan, Ban tổ chức đã trao giải xuất sắc cho đội văn nghệ làng văn hóa thôn Cao Đôi (xã Hợp Tiến). Đội văn nghệ làng văn hóa thôn Đông Thôn (xã Quốc Tuấn) và đội văn nghệ khu Quốc Trị (thị trấn Nam Sách) đạt giải A. Đội văn nghệ các làng: Đột Hạ (xã Nam Tân), Trần Xá (xã Nam Hưng), Kim Khê (xã Phú Điền) đạt giải B. Ban tổ chức liên hoan cũng đã trao 10 giải A, 15 giải B và 20 giải cá nhân cho các diễn viên xuất sắc.
Liên hoan ca múa nhạc các làng, khu dân cư văn hóa huyện Nam Sách năm 2017 là dịp để đánh giá thực trạng đời sống văn hóa văn nghệ trên địa bàn, đồng thời tạo sân chơi giúp các đơn vị, những nghệ sĩ không chuyên, những hạt nhân văn nghệ trong huyện giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm, sáng tạo trong nghệ thuật, qua đó tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho cán bộ, nhân dân huyện nhà; đồng thời củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng phong trào văn hóa, văn nghệ trong các tầng lớp nhân dân.

Cục Dự trữ nhà nước (DTNN) khu vực Hải Hưng

Trong mùa mưa bão, Cục Dự trữ nhà nước (DTNN) khu vực Hải Hưng đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho hàng hóa dự trữ quốc gia (DTQG).
Thời gian qua, mặc dù mưa liên tục và kéo dài nhưng các đơn vị trực thuộc Cục DTNN khu vực Hải Hưng vẫn luôn bảo vệ tốt các kho tàng, hàng hóa dự trữ quốc gia (DTQG). Ông Nguyễn Thanh Sơn, Tổ trưởng tổ bảo quản vùng kho DTQG Thái Học (Chí Linh) cho biết: "Vùng kho nằm trên sườn đồi, khả năng thoát nước tốt, nhưng dễ bị sạt lở. Vì thế, trong điều kiện trời mưa kéo dài, chúng tôi thường xuyên phải kiểm tra kho và khu vực lân cận. Bám sát diễn biến bất thường của thời tiết nên toàn bộ kho tàng, hàng hóa DTQG đều an toàn".

Xem thêm: sửa chữa tủ lạnh hitachi ,sua chua tu lanh hitachi , bao hanh tu lanh samsung 
Văn miếu Mao Điền và cụm di tích thờ Đại danh y thiền sư Tuệ Tĩnh
Khi chúng tôi thắc mắc về nguồn gốc xuất xứ
   
Chi cục DTNN Nam Thanh có 4 vùng kho gồm Nam Sách, Bình Hà, Việt Hồng và Thái Học. Bên cạnh một số kho A1 được xây dựng từ những năm 90, còn không ít kho A6, A7 tồn tại từ những thập kỷ 50, 60 của thế kỷ trước đã bị xuống cấp, phải sửa nhiều lần. Địa hình các vùng kho cũng bị biến động do sự tác động của các công trình hạ tầng xung quanh như các tuyến giao thông được tôn cao, mở rộng; các khu dân cư dầy đặc hơn và nhất là hệ thống ao hồ chứa nước mưa bị thu hẹp nhanh.

Nằm trên địa bàn xã An Lâm (Nam Sách), vùng kho DTQG Nam Sách có 2 dãy kho cuốn được xây dựng từ những năm 1958-1960. Nền các kho hiện thấp hơn mặt quốc lộ 37 khoảng 50 cm... Ông Nguyễn Huy Cường, Chi cục trưởng Chi cục DTNN Nam Sách cho biết: "Nhờ được bổ sung 1 máy bơm dầu cùng máy bơm điện có từ trước nên mùa mưa bão năm nay sẽ không lo cảnh ngập úng quanh kho. Đơn vị đã xây dựng và thực hiện chặt chẽ các phương án phòng chống mưa bão và tìm kiếm cứu nạn theo phương châm 4 tại chỗ. Chi cục luôn bám sát diễn biến thời tiết, thực hiện nghiêm túc lịch trực khi mưa bão; quy trình bảo quản và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho kho tàng, hàng hóa DTQG."

Khi có thiên tai,Cục DTNN khu vực Hải Hưng đều yêu cầu các chi cục ứng trực, rà soát, theo dõi tình trạng xói lở đất tại các địa điểm xung yếu và nơi có khả năng xảy ra ngập úng để có biện pháp ứng phó kịp thời, bảo đảm an toàn cho tài sản, con người, hàng DTQG. Các phương án ứng phó, khắc phục ảnh hưởng do mưa bão đều được xây dựng chủ động theo đúng quy định, bảo đảm nguyên tắc hiệu quả và tiết kiệm ngân sách nhà nước.  

Trước, trong và sau mùa mưa bão, Cục DTNN khu vực Hải Hưng luôn chủ động bảo quản hàng DTQG trong kho không bị thiệt hại do thiên tai. Từ đầu tháng 6, cục đã đánh giá lại kết quả công tác phòng chống thiên tai, cháy nổ và tìm kiếm cứu nạn năm 2016; triển khai các phương án chủ động ứng phó với mưa, lũ, bão. Tăng cường công tác kiểm tra kho, hàng, công cụ, dụng cụ liên quan đến công tác PCLB; mua sắm, bổ sung kịp thời các trang thiết bị, công cụ, dụng cụ để đáp ứng yêu cầu khi có các tình huống thời tiết phức tạp.

Từ cục xuống tới các vùng kho đều quy định cụ thể, công khai lịch trực 24/24 giờ; quy trình kiểm tra báo cáo cập nhật, bám sát tình hình diễn biến mưa, bão có thể xảy ra. Quy trình bảo quản hàng DTQG được tăng cường nghiêm ngặt. Cục DTNN luôn chuẩn bị sẵn sàng nguồn hàng, có phương án xuất cấp hàng DTQG cho các địa phương và chỉ đạo các chi cục DTNN rà soát, kiểm tra số lượng, chất lượng hàng DTQG để bảo đảm sẵn sàng xuất cấp ngay khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.

Ông Triệu Duy Tâm, Cục trưởng Cục DTNN khu vực Hải Hưng cho biết: "Khi có thông tin về thời tiết, thủy văn bất thường, lãnh đạo cục triển khai lịch phân công, chủ động kiểm tra, rà soát bảo đảm triển khai thông suốt các phương án phòng chống thiên tai, sẵn sàng tìm kiếm cứu nạn. Chúng tôi luôn chủ động cao nhất khi có tình huống đột xuất, cấp bách xảy ra. Mục tiêu quan trọng là bảo đảm an toàn tuyệt đối hàng DTQG, sẵn sàng xuất cấp hàng kịp thời, hiệu quả phục vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn".

Văn miếu Mao Điền và cụm di tích thờ Đại danh y thiền sư Tuệ Tĩnh

Văn miếu Mao Điền và cụm di tích thờ Đại danh y thiền sư Tuệ Tĩnh là khối di sản văn hóa quý báu luôn được trân trọng ở huyện Cẩm Giàng.  Hiện nay, huyện đang nỗ lực để xây dựng quần thể di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật này trở thành di tích quốc gia đặc biệt.
Những giá trị đặc biệt: Văn miếu Mao Điền nằm ở thôn Mậu Tài, xã Cẩm Điền. Ở đây, ngoài thờ Khổng Tử còn phối thờ 8 vị đại khoa nổi tiếng. Dưới triều Lê, đây là một trong những trung tâm văn hoá, giáo dục của cả nước, nơi tổ chức nhiều kỳ thi Hương. Văn miếu còn là nơi tôn vinh truyền thống trọng đạo học của tỉnh Đông.

Xem thêm: bao hanh tu lanh hitachi ,  bảo hành tủ lạnh hitachi, sửa tủ lạnh samsung
Khi chúng tôi thắc mắc về nguồn gốc xuất xứ
Hiệp Cát tổ chức diễn tập chiến đấu phòng thủ năm 2017

Di tích được khởi dựng vào thời Lê sơ (thế kỷ 15). Đây là một công trình kiến trúc đẹp. Phần chính gồm hai toà nhà lớn 7 gian, xây theo kiểu chữ nhị, áp sát vào nhau là bái đường và hậu cung. Hai bên là hai dãy nhà giải vũ 5 gian đối diện nhau.
Cụm di tích thờ Đại danh y thiền sư Tuệ Tĩnh gồm đền Xưa (ở thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ), chùa Giám (ở thôn  2, xã Cẩm Sơn) và đền Bia (ở thôn Văn Thai, xã Cẩm Văn). Những nơi này ghi dấu cuộc đời, sự nghiệp của Đại danh y Tuệ Tĩnh.
Đền Xưa được xây dựng trên quê hương của Đại danh y Tuệ Tĩnh vào thời Lê (thế kỷ 17), sau đó được trùng tu, tôn tạo vào thời Nguyễn. Đền có kiến trúc kiểu chữ nhị, gồm 5 gian tiền tế và 3 gian hậu cung.
Chùa Giám tên chữ là Quang Nghiêm tự, có niên đại từ thế kỷ 17, khuôn viên rộng gần 1 ha. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc "nội công ngoại quốc", các công trình được bố cục theo một trục dọc hướng tây. Công trình gồm hai tam quan, tiền đường, thượng điện thờ Phật, hậu điện thờ Tổ, trong đó có tượng Tuệ Tĩnh, tòa Cửu phẩm Liên hoa. Chùa còn giữ được nhiều cổ vật có giá trị như hệ thống tượng La Hán, tượng Phật, 2 chuông đồng lớn, 15 bia đá có niên đại từ thế kỷ 17-19.

 Đền Bia xây dựng từ thời Lê, hiện còn lưu giữ bia đá từ thời Lê do Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho (1639-1699), một người cùng làng Tuệ Tĩnh soạn khắc vào năm 1669 khi ông đi sứ Trung Quốc.
Gấp rút hoàn thiện hồ sơ
Đó không chỉ là sự ghi nhận giá trị văn hóa, lịch sử của các di tích mà còn là cơ hội để bảo tồn và phát huy hơn nữa các giá trị văn hóa, phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương.
Những năm qua, huyện Cẩm Giàng đã có hướng đi, cách làm phù hợp để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của các di tích này. Tại Văn miếu Mao Điền đã phục dựng 14 văn bia tiến sĩ, sắp đặt lại hệ thống đồ thờ tự, tạo nên sự trang nghiêm cho văn miếu. Các đường dạo trong khuôn viên văn miếu được cải tạo lại, đường vào di tích được mở rộng, bãi để xe được xây dựng. Tại đền Bia, khu nội tự cũng được cải tạo, mở rộng bãi để xe, sửa thủy đình- nơi đặt tấm bia về thân thế, sự nghiệp Đại danh y Tuệ Tĩnh; nhiều loại cây thuốc nam được trồng trong khuôn viên di tích...

Bên cạnh đó, huyện đang tích cực phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) gấp rút hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận di tích quốc gia đặc biệt đối với quần thể di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cụm di tích thờ Đại danh y thiền sư Tuệ Tĩnh và Văn miếu Mao Điền. UBND huyện đã phối hợp với Sở VHTTDL, Sở Tài nguyên và Môi trường khoanh vùng khu di tích, xác định khu vực đất giáp ranh để có phương án bảo vệ. UBND huyện giao trách nhiệm cho các phòng, ban chuyên môn phối hợp với cán bộ Cục Di sản văn hóa khảo sát trực tiếp tại các di tích; cung cấp thêm những tài liệu liên quan về lịch sử, kiến trúc và giá trị của các di tích để việc khảo sát được thực hiện khách quan, hiệu quả. Ông Hà Quang Thành, Trưởng Ban Quản lý di tích huyện Cẩm Giàng cho biết: "Theo quy định, trước ngày 30.8.2017, huyện phải nộp hồ sơ về Bộ VHTTDL. UBND huyện sẽ tạo điều kiện tốt nhất để đoàn thẩm định về khảo sát ban đầu, hoàn thiện hồ sơ".
Tuy nhiên hiện nay, một số hạng mục trong di tích chùa Giám đã xuống cấp. Nhiều cột lim trong hậu cung của Văn miếu Mao Điền bị mối mọt đục thông tâm. UBND huyện đã đề nghị và Sở VHTTDL phê duyệt phương án tu sửa. Trước mắt chỉ có thể tu sửa ở những nơi xung yếu, những phần còn lại sẽ tu sửa sau bởi phải giữ cơ bản hiện trạng của các di tích để đoàn khảo sát làm việc.

Quần thể di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cụm di tích thờ Đại danh y thiền sư Tuệ Tĩnh và Văn miếu Mao Điền nếu được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với huyện Cẩm Giàng nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung. Đó không chỉ là sự ghi nhận giá trị văn hóa, lịch sử của các di tích mà còn là cơ hội để bảo tồn và phát huy hơn nữa các giá trị văn hóa, phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Và với những nỗ lực của huyện thời gian qua, đích đến ấy không còn xa.

Khi chúng tôi thắc mắc về nguồn gốc xuất xứ

Khi chúng tôi thắc mắc về nguồn gốc xuất xứ, người thanh niên bán hàng đổi thái độ rất khó chịu: “Mũ được nhập từ nước ngoài, không có giấy tờ mới bán giá rẻ vậy. Em toàn đổ buôn cho các cửa hàng có ai hỏi han gì đâu”. Quan sát kỹ phía trong, chúng tôi thấy rất nhiều MBH các loại được xếp kín từ dưới sàn đến nóc thùng xe.

Xem thêm:trung tâm bảo hành hitachi sua tu lanh hitachibảo hành tủ lạnh samsung
Hiệp Cát tổ chức diễn tập chiến đấu phòng thủ năm 2017
Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

Nghi chiếc xe ô tô này chở MBH lậu, chúng tôi phản ánh sự việc đến Công an huyện Cẩm Giàng. Đại diện lãnh đạo Công an huyện đã tiếp nhận thông tin và đề nghị phối hợp để theo dõi hành trình của chiếc xe. Sau khi bán hàng cho một số người dân, chiếc xe di chuyển trên đường 5B đi về hướng xã Cẩm Hoàng. Chúng tôi liền bám theo. Tuy nhiên, đi được một đoạn, người thanh niên bán hàng ngó đầu ra cửa nhìn về phía chúng tôi. Phát hiện mình đang bị theo dõi, chiếc xe bỗng quay đầu trở lại rồi phóng rất nhanh theo quốc lộ 38 để ra quốc lộ 5. Chúng tôi không đuổi kịp đành ngậm ngùi quay về.

Thế giới mũ lậu: Để có nguồn hàng MBH giá rẻ, một số chủ cửa hàng đã kết nối với những đầu mối thu mua và cung ứng tại TP Hà Nội, một số khác kết nối với người bán trên cửa khẩu biên giới để lấy MBH từ Trung Quốc. Đường dây nhập MBH lậu từ Trung Quốc về chủ yếu từ các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn như Tân Thanh, Chi Ma. Một lượng không nhỏ MBH Trung Quốc được bày bán tại chợ Đông Kinh (TP Lạng Sơn).

Theo lời giới thiệu của một chủ cửa hàng tại TP Hải Dương, chúng tôi đến gặp một thương lái tên là Hằng đang có cửa hàng kinh doanh MBH tại chợ Đông Kinh. Đây là nơi buôn bán sầm uất nhất TP Lạng Sơn, tuy nhiên những ngày này không đông đúc như dịp đầu năm và cuối năm. Một phần cũng do chợ tại cửa khẩu Tân Thanh vừa mới bị cháy, các mặt hàng đổ về không nhiều như trước. Thấy tôi ngắm nghía quầy trưng bày MBH một lúc lâu, chị Hằng chào mời:
- Có 50.000 đồng một chiếc thôi. Quá rẻ so với tiền bị xử phạt chú ạ.
- Để tránh công an giao thông thì cần gì đẹp. Chị có loại nào rẻ hơn không?
- 18.000 đồng một cái, mỗi tội nó mỏng lắm - chị Hằng trả lời cộc lốc nghe chừng không vừa ý.
Nhưng khi chúng tôi vừa nói ý định muốn kết nối một mối hàng MBH để bán ở Hải Dương, chị này lại niềm nở ngay:
- Nhìn chú chị biết ngay mà. Cái dáng người chú là con buôn chứ có phải dạng vừa đâu. Thế này nhé, nếu chú đã nói vậy thì mỗi loại chị giảm cho chú 5-7 giá. Vận chuyển chú tự lo. “Tiền trao, cháo múc”, nhận hàng thì giao tiền. Mấy người dưới ấy lên đây cũng đều làm như vậy cả.

Theo lời chị Hằng, hàng được đánh từ cửa khẩu rồi nhập về chợ Đông Kinh để đổ buôn. Một số mối làm ăn lớn thì cất hàng từ cửa khẩu về thẳng Hà Nội rồi mới phân phối đi các tỉnh khác. Giá bán của các loại MBH này rất rẻ. Đưa cho tôi một chiếc mũ mẫu, chị Hằng giới thiệu giá chiếc mũ này bán lẻ bên Trung Quốc là 25 nhân dân tệ (khoảng 60.000 đồng tiền Việt Nam). Nếu mua nhiều còn được giảm giá. Như vậy, MBH nhái của Trung Quốc có giá cao nhất chỉ bằng 1/3 so với giá MBH của các thương hiệu Protex, Amoro, Honda... đang bày bán tại thị trường trong nước. Trừ hết chi phí, người bán có thể thu lãi 30% trên giá bán của một chiếc MBH. Những loại mũ được làm nhái theo các thương hiệu tên tuổi có giá bán từ 500.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng/chiếc và cũng được dán tem kiểm định chất lượng như thật thì số tiền thu lãi còn cao hơn nhiều.

Một trong những nguyên nhân khiến tình trạng MBH kém chất lượng vẫn được bày bán công khai trên thị trường là do công tác quản lý còn nhiều hạn chế. Đa phần MBH kém chất lượng được bày bán lẫn với các loại mũ tiêu chuẩn được cấp phép. Mặt khác, hình dáng bên ngoài của chúng không khác nhiều với các loại MBH tiêu chuẩn, lại được dán tem kiểm định nên người tiêu dùng rất khó phân biệt thật giả.
Để giải quyết triệt để vấn đề này, các cơ quan chức năng, nhất là báo chí, quản lý thị trường, công an, thuế cần đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu rõ về tầm quan trọng khi sử dụng MBH đạt tiêu chuẩn; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp sản xuất, nhập khẩu và buôn bán MBH lậu trên thị trường.

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

Hiệp Cát tổ chức diễn tập chiến đấu phòng thủ năm 2017

Ngày 18/7, xã Hiệp Cát tổ chức diễn tập chiến đấu phòng thủ năm 2017. Đây là xã đầu tiên trong số 05 xã thực hiện diễn tập chiến đấu phòng thủ theo kế hoạch năm 2017. Dự và chỉ đạo diễn tập có Thượng tá Đinh Văn Trịnh - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy (BCH) Quân sự huyện; các thành viên Ban chỉ đạo, Ban đạo diễn.
Cùng dự có các đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND, Chỉ huy trưởng BCH Quân sự và Trưởng Công an các xã chuẩn bị diễn tập là Nam Hồng, Phú Điền, Đồng Lạc, Cộng Hòa.
Nội dung cuộc diễn tập chiến đấu phòng thủ tại xã Hiệp Cát được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 chuyển xã vào các trạng thái, tình trạng quốc phòng, an ninh; chuyển lực lượng vũ trang vào các trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Giai đoạn 2 tổ chức chuẩn bị tác chiến phòng thủ. Giai đoạn 3 thực hành tác chiến  phòng thủ.

Xem thêm:  trung tâm bảo hành hitachi hà nộisửa tủ lạnh hitachi tại hà nội,bao hanh tu lanh samsung      
Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
Phát biểu tại buổi lễ đồng chí Phạm Mạnh Hùng - Tỉnh ủy viên

Trong quá trình diễn tập, các thành phần tham gia khung tập đã nắm được nguyên tắc chỉ đạo, phương pháp điều hành, tham mưu và biện pháp thực hiện để đạt được mục đích, yêu cầu đề ra; thể hiện rõ vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự điều hành của Chính quyền và công tác tham mưu của BCH Quân sự, Công an, Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể của xã.
Trên cơ sở kết quả diễn tập, Ban chỉ đạo huyện đánh giá khung tập của xã Hiệp Cát đạt loại khá. Đây cũng là cơ sở để Ban Chỉ đạo diễn tập chiến đấu phòng thủ huyện rút kinh nghiệm chỉ đạo các xã còn lại diễn tập đạt hiệu quả tốt hơn.
Thông qua diễn tập, đã bồi dưỡng nâng cao nhận thức về nhiệm vụ quốc phòng an ninh cho cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và quần chúng nhân dân trên địa bàn xã Hiệp Cát, nhằm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chủ động ngăn ngừa và xử lý có hiệu quả các tình huống ngay từ cơ sở.

Theo đại diện Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Kinh Môn, năm 2017, UBND huyện trích ngân sách trên 24,3 tỷ đồng để cải tạo 6 tuyến đường tại thị trấn Kinh Môn.
Đó là các tuyến: 03, 04, 06, 07, 08 và đường Thanh Niên, trong đó đường 08 có mức đầu tư cao nhất (trên 10,3 tỷ đồng).
Những tuyến đường trên được đầu tư cải tạo lại những chỗ bị hư hỏng trên mặt các tuyến, phát quang hành lang, mở rộng lề đường...
Việc cải tạo các tuyến đường này có ý nghĩa quan trọng để huyện Kinh Môn đạt tiêu chí giao thông huyện nông thôn mới.

Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

Chiều ngày 18/7, Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và Ban chỉ đạo công tác tôn giáo huyện tổ chức sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2017. Đồng chí Lê Quang Thụ - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Trưởng ban Chỉ đạo thực Quy chế dân chủ bà Ban chỉ đạo Công tác Tôn giáo huyện dự chỉ đạo.

Xem thêm: tram bao hanh tu lanh hitachi , sua chua tu lanh hitachi ,bảo hành tủ lạnh samsung
Phát biểu tại buổi lễ đồng chí Phạm Mạnh Hùng - Tỉnh ủy viên
Ủy ban MTTQ huyện Nam Sách long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm

Trong 6 tháng đầu năm 2017, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tiếp tục được cấp ủy từ huyện đến cơ sở quan tâm thực hiện gắn với thực hiện nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng chỉnh đốn đảng, Chỉ thị số 05 của Bộ chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương. Việc thực hiện dân chủ ở các loại hình cơ sở được quan tâm. Các cấp, các ngành tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước. Trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, vai trò của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân được phát huy. Công tác tiếp dân, giải quyết ý kiến kiến nghị của công dân thực hiện tốt. Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ từ huyện đến cơ sở  được quan tâm kiện toàn, hoạt động ổn định và đi vào nề nếp, góp phần thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trong 6 tháng đầu năm, việc tiếp công dân định kỳ được duy trì, toàn huyện đã tổ chức 246 lượt tiếp công dân, trong đó cấp huyện tiếp 135 lượt với 152 người.

Trong 6 tháng đầu năm, cấp ủy chính quyền, MTTQ, các ngành đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách tôn giáo, dân tộc, tạo điều kiện để các phật tử, giáo dân, thực hiện tự do tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật. Tổ chức thành công Đại hội phật giáo huyện nhiệm kỳ 2016 - 2021. Huyện thường xuyên quan tâm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào tôn giáo góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn.
Tại hội nghị, đã có 13 ý kiến của các đại biểu nhằm làm rõ những kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện trong 7 tháng đầu năm. Đồng thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị giải pháp thực hiện trong những tháng cuối năm.

Phát biểu tại buổi lễ đồng chí Phạm Mạnh Hùng - Tỉnh ủy viên

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Phạm Mạnh Hùng - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện khẳng định Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân huyện Nam Sách đời đời biết ơn sự hy sinh cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sỹ, các thương binh, bệnh binh, Mẹ Việt Nam anh hùng. Cán bộ và nhân dân Nam Sách luôn tự hào và nguyện phấn đấu để xứng đáng với những hi sinh cao cả của các thế hệ cha anh. Với trách nhiệm và nghĩa tình sâu nặng, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân đã và đang làm rất nhiều việc để cuộc sống của các thương binh, thân nhân các anh hùng liệt sỹ và những người có công với cách mạng ngày càng được đầy đủ và tốt đẹp hơn.

Xem thêm:   bảo hành tủ lạnh hitachibảo hành tủ lạnh hitachi việt nam,,sửa tủ lạnh samsung
Ủy ban MTTQ huyện Nam Sách long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm
Phủ ủy Nam Sách, tiền thân của Đảng bộ huyện ngày nay được thành lập

Đồng chí Bí thư Huyện ủy mong rằng trong thời gian tới, các cấp, các ngành, các xã, thị trấn tiếp tục tổ chức tốt hơn nữa chính sách cho người có công với cách mạng; tuyệt đối không để lọt, để sót những trường hợp người có công nhưng chưa được hưởng chế độ, chính sánh của Đảng và Nhà nước. Mặt trận Tổ quốc, tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội từ huyện đến cơ sở tiếp tục vận động các tầng lớp nhân dân, kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài huyện tích cực tham gia xây dựng quỹ "Đền ơn đáp nghĩa", phụng dưỡng các Mẹ Việt Nam anh hùng; tổ chức chăm sóc, giúp đỡ gia đình thương binh, bệnh binh, thân nhân các anh hùng liệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn, góp phần làm cho phong trào "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công với nước" trở thành phong trào xã hội rộng lớn đem lại hiệu quả thiết thực, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Đồng chí Bí thư Huyện ủy cũng mong các đồng chí thương, bệnh binh, thân nhân các gia đình các anh hùng liệt sỹ, người có công với cách mạng phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, khắc phục mọi khó khăn, vươn lên trong cuộc sống; đồng thời gương mẫu, động viên gia đình, con cháu chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, các quy định và các cuộc vận động của địa phương, cùng Đảng bộ và nhân dân huyện Nam Sách dựng quê hương ngày càng giàu mạnh và phát triển.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Lê Quang Thụ ghi nhận và đánh giá cao kết quả đạt được của các cơ quan, đoàn thể, các xã, thị trấn trong việc thực hiện quy chế dân chủ và công tác tôn giáo trong thời gian qua. Đồng chí đề nghị trong những tháng cuối năm, các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn tiếp tục quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở và công tác tôn giáo kịp thời nắm bắt tình hình ở cơ sở để chỉ đạo giải quyết. Thực hiện tốt công văn số 293 của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc tăng cường công tác lãnh đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Đối với công tác tôn giáo, cần nắm chắc địa bàn quản lý các cơ sở thờ tự, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp lợi dụng tự do tín ngưỡng để hoạt động tôn giáo trái phép. Quan tâm xây dựng đội ngũ cốt cán tôn giáo, làm tốt việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở thờ tự, tôn giáo. Các xã, thị trấn tiếp tục kiện toàn, củng cố Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và Ban chỉ đạo công tác tôn giáo. Các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp củng cố, phân công lãnh đạo phụ trách thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Tiếp tục thực hiện kiểm tra, rà soát, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở từ huyện đến xã. Gắn việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở với phong trào xây dựng nông thôn mới. Tăng cường tiếp xúc đối thoại trực tiếp với nhân dân, phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể, các tổ hòa giải ở cơ sở trong việc giải quyết những vấn đề bức xúc của nhân dân.

Ủy ban MTTQ huyện Nam Sách long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm

Sáng 19/7, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Nam Sách long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thương binh liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2017). Dự chỉ đạo có các đồng chí Nguyễn Quốc Duyệt - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Phạm Văn Tỏ - Tỉnh ủy viên, Giám đốc sở Nội vụ; Phạm Mạnh Hùng - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện.

Xem thêm: hãng bảo hành tủ lạnh hitachitrung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội sửa tủ lạnh hitachi
Phủ ủy Nam Sách, tiền thân của Đảng bộ huyện ngày nay được thành lập
Đó là hệ thống bia động Kính Chủ ở xã Phạm Mệnh (Kinh Môn)
 
Cùng dự còn có các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND; lãnh đạo các cơ quan, ban ngành đoàn thể huyện; lãnh đạo các xã, thị trấn; đại diện các đơn vị nhận phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng; đại diện Mẹ Việt Nam anh hùng, cán bộ lão thành Cách mạng, thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ tiêu biểu.
Thay mặt Huyện ủy - HĐND - UBND huyện, đồng chí Hồ Ngọc Lâm - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện đã đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, nêu rõ: Là địa phương giàu truyền thống yêu nước, quê hương Nam Sách tự hào là nơi có phong trào cách mạng kiên cường trong các cuộc kháng chiến. Dù trải qua nhiều hy sinh, gian khổ song tinh thần kiên cường bất khuất luôn được phát huy, các thế hệ nhân dân Nam Sách nối tiếp nhau cùng nhân dân cả nước tham gia kháng chiến. Đảng bộ và nhân dân Nam Sách tự hào được Đảng, Nhà nước phong tặng Danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Toàn huyện có 348 bà mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng; 5 xã và 8 cá nhân được phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; gần 2.800 liệt sỹ; 1.600 thương binh, bệnh binh; 97 cán bộ hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; 1.200 thanh niên xung phong, 752 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học… Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, những  năm qua, huyện Nam Sách luôn quan tâm, chăm lo đến thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng. Việc thực hiện chế độ chính sách, nhất là chi trả trợ cấp được thực hiện đảm bảo đúng đối tượng, đầy đủ, kịp thời, chu đáo. Việc chăm sóc sức khỏe đối với người có công luôn được quan tâm. Chính sách trợ cấp ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với học sinh, sinh viên là con của người có công được thực hiện tốt.
Cùng với thực hiện tốt chế độ chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước, công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công trên địa bàn huyện đã từng bước được xã hội hóa với nhiều phong trào sâu rộng. Toàn huyện đã có 356 người có công được hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ; 17/17 Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhận phụng dưỡng. Dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thương binh liệt sỹ 27/7 năm nay, toàn huyện đã vận động được gần 900 triệu đồng xây dựng “Quỹ đền ơn đáp nghĩa”.
Tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Quốc Duyệt - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã trao bằng truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà Mẹ Việt Nam anh hùng cho 03 thân nhân ở xã An Sơn và Hồng Phong. Lãnh đạo huyện trao quà cho quà các Mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh và gia đình chính sách tiêu biểu.

Phủ ủy Nam Sách, tiền thân của Đảng bộ huyện ngày nay được thành lập

Cách đây 77 năm, ngày 20/7/1940, Phủ ủy Nam Sách, tiền thân của Đảng bộ huyện ngày nay được thành lập. Phát huy truyền thống 77 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ huyện không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.\\

Xem thêm: sửa chữa tủ lạnh hitachi , trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachibao hanh tu lanh hitachi

Đó là hệ thống bia động Kính Chủ ở xã Phạm Mệnh (Kinh Môn)Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số


 Đảng bộ huyện thường xuyên quan tâm lãnh đạo xây dựng Đảng về các mặt: Chính trị tư tưởng, tổ chức, kiểm tra thi hành kỷ luật Đảng và công tác dân vận của Đảng. Do đó, Huyện ủy quan tâm quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, gắn với triển khai xây dựng chương trình hành động của cấp ủy sát với điều kiện thực tế của địa phương. Tích cực tuyên truyền cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện các Nghị quyết của Đảng, học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cùng với đó, chỉ đạo thực hiện nghiêm Chỉ thị số 26 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước.
Ban Thường vụ Huyện ủy phân công các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ phụ trách các khu, các đồng chí Huyện ủy viên phụ trách Đảng bộ xã, thị trấn và các chi đảng bộ trực thuộc. Hằng quý, tổ chức giao ban với bí thư chi bộ, trưởng thôn, khu dân cư. Bên cạnh đó, yêu cầu các đồng chí cấp ủy viên tăng cường tham dự sinh hoạt chi bộ ở cơ sở để nắm bắt những vấn đề còn tồn tại, kịp thời chỉ đạo công tác xây dựng Đảng ở cơ sở. Thường xuyên lãnh đạo, làm tốt việc nắm bắt diễn biến tư tưởng, dư luận xã hội trên địa bàn, kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh, tạo sự đồng thuận trong xã hội.

Huyện ủy coi trọng nhiệm vụ xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, tập trung xây dựng sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, kịp thời ngăn chặn và khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng ở các cấp ủy trong toàn Đảng bộ huyện. Đội ngũ cán bộ chủ chốt trong cơ quan Đảng, Chính quyền các cấp cũng như từng đảng viên nêu cao tinh thần tiên phong gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ.

Phát huy kết qủa đã đạt được, trong thời gian tới, Huyện ủy Nam Sách tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, của Tỉnh ủy, trọng tâm là thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng và chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt phong trào xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh. Nắm chắc diễn biến, tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện để có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời, hiệu quả. Tập trung chỉ đạo tổ chức tốt Đại hội Chi bộ trực thuộc Đảng uỷ cơ sở nhiệm kỳ 2017 – 2020. Quan tâm chỉ đạo triển khai tốt Đề án 01 của Tỉnh uỷ về "Sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2016 - 2020". Tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt chương trình kiểm tra, giám sát, công tác dân vận của Đảng. Chỉ đạo đổi mới hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân theo hướng thiết thực, hướng về cơ sở. Quan tâm xây dựng và triển khai các mô hình phát triển kinh tế phù hợp với đặc điểm của huyện, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Đó là hệ thống bia động Kính Chủ ở xã Phạm Mệnh (Kinh Môn)

Đó là hệ thống bia động Kính Chủ ở xã Phạm Mệnh (Kinh Môn), bia “Côn Sơn Tư Phúc tự bi” tại chùa Côn Sơn (Chí Linh) và bệ đá hoa sen chùa Hào Xá, xã Thanh Xá (Thanh Hà).
UBND tỉnh vừa có tờ trình đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia đối với 3 hiện vật là hệ thống bia động Kính Chủ ở xã Phạm Mệnh (Kinh Môn), bia “Côn Sơn Tư Phúc tự bi” tại chùa Côn Sơn (Chí Linh) và bệ đá hoa sen chùa Hào Xá, xã Thanh Xá (Thanh Hà).

Xem thêm: bao hanh tu lanh hitachi tai ha noi ,   sua tu lanh hitachi , trung tâm bảo hành tủ lạnh samsung       
Trở thành một doanh nhân thành đạt, anh Phạm Văn Thủy (46 tuổi) P2
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số

Hệ thống bia động Kính Chủ có khoảng 50 tấm bia được khắc trên vách động. Nội dung các tấm bia chủ yếu là các bài thơ, văn ca ngợi phong cảnh, con người, vùng đất nơi đây do các vua chúa, quan lại, nhân sĩ, sư sãi từ thời Trần đến thời Nguyễn… sáng tác. Bia “Côn Sơn Tư Phúc tự bi” được dựng năm 1607, nói về quá trình tôn tạo chùa Côn Sơn do nhà sư Mai Trí Bản (tức cụ Tổ Sâu) chủ trì thực hiện. Bệ đá hoa sen chùa Hào Xá có từ thời Trần, chạm khắc hình hoa văn chim thần, hoa sen, mây trời…
Tòa tuyên phạt Trương Thị Thanh Huyền (sinh năm 1988, ở tổ 1, khu 10, phường Thanh Sơn, TP Uông Bí, Quảng Ninh) 13,5 năm tù giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Từ tháng 9.2015 đến tháng 5.2016, Huyền tự nhận mình có quen biết với lãnh đạo Sở Nội vụ, Sở Y tế tỉnh Hải Dương và Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển, có khả năng xin được việc làm tại các đơn vị này để nhận tiền “chạy việc” cho những người có nhu cầu. Bằng thủ đoạn trên, Huyền đã chiếm đoạt hơn 1,4 tỷ đồng của 4 người ở huyện Kinh Môn.

Cụ thể, Huyền chiếm đoạt của bà Vũ Thị Hạt 330 triệu đồng, bà Trần Thị Thủy hơn 445 triệu đồng với chiêu xin việc cho người thân làm kế toán Sở Y tế tỉnh Hải Dương; chiếm đoạt 375 triệu đồng của anh Trương Ngọc Công xin vào làm lái xe Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương; chiếm đoạt của bà Bùi Thị Hằng 300 triệu đồng xin việc cho con gái làm y tá tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển.
Ngày 17.7, tại quốc lộ 18 đoạn qua phường Cộng Hòa (Chí Linh),  Công an thị xã Chí Linh phát hiện xe ô tô 15B- 010.19 do Nguyễn Văn Hùng (sinh năm 1982, trú tại phường Ninh Xá, TP Bắc Ninh) lái chở đồ chơi trẻ em nhập lậuVận chuyển đồ chơi trẻ em nhập lậu

Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số

Ngày 11/7/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số: 2031/QĐ-UBND về việc giao đất cho UBND xã Tân Kỳ để xây dựng Sân vận động xã nhà văn hóa và khu thể thao thôn Ngọc Lâm.
Theo đó, giao cho Ủy ban nhân dân xã Tân Kỳ 17.175 đất (trong tổng số 20.753m2 đất - UBND huyện Tứ Kỳ đã thu hồi, thực hiện bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng) tại xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ để sử dụng vào mục đích xây dựng Sân vận động xã, nhà văn hóa và khu thể thao thôn Ngọc Lâm (Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình, UBND huyện Tứ Kỳ phê duyệt tại Quyết định số 3682/QĐ-UBND ngày 25/11/2016).

Xem thêm:bao hanh tu lanh hitachi , trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachibao hanh tu lanh samsung      
Trở thành một doanh nhân thành đạt, anh Phạm Văn Thủy (46 tuổi) P2
Trở thành một doanh nhân thành đạt, anh Phạm Văn Thủy (46 tuổi)

a) Thời hạn giao đất: Lâu dài.
b) Hình thức giao đất: không thu tiền sử dụng đất.
 Giao UBND xã Tân Kỳ quản lý theo quy định 3.578m2 đất, nằm ngoài ranh giới xây dựng công trình.
Vị trí, ranh giới khu đất: xác định theo Trích lục Bản đồ địa chính khu đất số 02-2015, tỷ lệ 1/1000, do Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Tứ Kỳ lập; UBND xã Tân Kỳ, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tứ Kỳ xác nhận; Sở Tài nguyên và Môi trường nghiệm thu ngày 13 tháng 11 năm 2015.
Ngày 11/7/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số:  2028/QĐ-UBND về việc chuyển mục đích sử dụng để đấu giá quyền sử dụng đất tại xã Tân Hồng, huyện Bình Giang.
Cụ thể, UBND tỉnh quyết định chuyển mục đích sử dụng 12.128,2 m2 đất; gồm đất chuyên trồng lúa nước (LUC) 10.267,1 m2, đất giao thông (DGT) 1.067,1m2, đất thủy lợi (DTL) 794m2 (UBND huyện Bình Giang đã thu hồi, thực hiện việc bồi thường giải phóng mặt bằng) để thực hiện quy hoạch chi tiết xây dựng khu dân cư mới thôn My Cầu, xã Tân Hồng (UBND huyện Bình Giang phê duyệt tại Quyết định số 3866/QĐ-UBND ngày 25/8/2016), cụ thể chuyển thành:

a) Đất ở (ONT), bán đấu giá quyền sử dụng đất: 7.348,3m2 (bố trí thành 75 lô đất ở);
b) Đất hạ tầng kỹ thuật: 389,3 m2;
c) Đất đường giao thông, vỉa hè, cây xanh: 3.842,6m2;
d) Đất làm mương tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp (DTL): 548m2.
Vị trí, ranh giới khu đất: xác định theo mảnh Trích lục, đo chỉnh lý Bản đồ địa chính khu đất số 2-2017, tỷ lệ 1/500, do Công ty cổ phần tư vấn công nghệ môi trường Việt Nam lập; UBND xã Tân Hồng, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Giang xác nhận; Sở Tài nguyên và Môi trường nghiệm thu ngày 20 tháng 01 năm 2017.

Trở thành một doanh nhân thành đạt, anh Phạm Văn Thủy (46 tuổi) P2

Không chỉ quan tâm đến đời sống của người lao động trong doanh nghiệp, anh Thủy còn tích cực đóng góp xây dựng quê hương. Đối với anh, việc gì có lợi cho địa phương thì khó khăn đến mấy anh cũng sẵn sàng. Cũng vì vậy, anh luôn được người dân địa phương hết mực yêu quý. Từ tình cảm và sự tin tưởng đó, người dân đã bầu anh là đại biểu HĐND thị trấn 4 nhiệm kỳ liên tiếp.

Xem thêm:  bảo hành tủ lạnh hitachi ,  sua tu lanh hitachi,bao hanh tu lanh hitachi
Trở thành một doanh nhân thành đạt, anh Phạm Văn Thủy (46 tuổi)
Trung tâm Đào tạo và huấn luyện thể thao tỉnh Hải Dương

Ở cương vị này, anh luôn thể hiện trách nhiệm của người đại biểu dân cử. Trong các kỳ họp HĐND thị trấn, anh là người tham gia đóng góp, đề xuất hướng giải quyết nhiều vấn đề bức xúc của cử tri nhất. Chẳng hạn như vấn đề vệ sinh môi trường, nước sạch, an toàn giao thông, an ninh trật tự… Nhờ sự năng nổ và nhiệt tình trong công tác của anh Thủy mà nhiều ý kiến của người dân đã được ghi nhận và giải quyết. Một số người dân khi gặp chúng tôi đều khen ngợi những việc làm thiết thực và hiệu quả của người đại biểu HĐND này.
Ông Nguyễn Ngọc Đường, Chủ tịch UBND thị trấn khẳng định: “Anh Thủy là một đại biểu HĐND tận tụy với công việc, luôn quan tâm đến đời sống và tâm tư của cử tri, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Mọi phong trào của địa phương anh đều đi đầu ủng hộ và vận động mọi người tham gia”.

Năm 2005, đoạn đường Chiến Thắng của thị trấn bị xuống cấp trong khi nhu cầu đi lại của người dân không ngừng tăng. Thời điểm ấy thị trấn Cẩm Giàng gặp nhiều khó khăn về kinh phí, công ty của anh Thủy đã cho thị trấn vay 250 triệu đồng không tính lãi để cải tạo đường giúp người dân đi lại thuận lợi hơn. Nhờ đó, đường Chiến Thắng đã được mở rộng từ 3m lên 5m và trải nhựa với chiều dài hơn 300m. Đường mới, việc giao thương của người dân địa phương với các vùng khác thuận lợi hơn hẳn. Ai cũng vui mừng và thầm cảm ơn sự quan tâm của Công ty Mạnh Anh.
Đầu năm 2017, thấy bãi rác sinh hoạt của địa phương đang bị quá tải, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm, anh Thủy đã quyết định hỗ trợ hơn 1 tỷ đồng để chính quyền địa phương xây dựng một bãi rác mới với hệ thống đường bê tông và cây xanh. Bãi rác cũ được công ty đầu tư hơn 300 triệu đồng để cải tạo thành ao sinh thái, tạo môi trường xanh-sạch-đẹp cho khu nghĩa trang của thị trấn.
Ngoài ra, doanh nghiệp Mạnh Anh còn đóng góp hàng trăm triệu đồng giúp địa phương cải tạo vệ sinh môi trường ở tuyến kênh T5, trồng hàng trăm cây xanh tại các tuyến đường, khu nghĩa trang, khuôn viên UBND thị trấn và trường học; tổ chức lực lượng quét dọn vệ sinh trên các tuyến đường, nghĩa trang liệt sĩ của thị trấn…

Thấy anh bỏ ra số tiền lớn để đóng góp xây dựng quê hương mà không một chút do dự, tôi hỏi: “Anh không sợ mọi người dị nghị hay nghĩ anh chơi trội sao?”. Anh chỉ mỉm cười đáp: “Cũng đã có người gọi tôi là “Thủy khùng” nhưng mình làm việc tốt thì sao phải sợ mọi người dị nghị. Tiền thì quý thật đấy nhưng cũng có thể làm ra được. Nhưng việc sử dụng đồng tiền thế nào cho có giá trị và ý nghĩa mới quan trọng. Với tôi, được góp sức cho quê hương ngày càng phát triển là niềm hạnh phúc lớn nhất rồi”.
Trước lúc chia tay chúng tôi, anh Thủy đùa nói: “Nhà báo đừng “tâng bốc” tôi quá nhé. Tôi cũng chỉ như bao nhiêu người dân khác đều sẵn sàng đóng góp để xây dựng quê hương. Các anh hãy viết về những sự đổi thay hằng ngày đang diễn ra ở quê hương tôi để mọi người thấy đất và người Cẩm Giàng đáng yêu, đáng mến dường nào”.
Câu nói đó khiến chúng tôi càng thêm hiểu vì sao trong lòng người dân nơi đây luôn dành sự tin yêu cho "ông hội đồng" này.

Trở thành một doanh nhân thành đạt, anh Phạm Văn Thủy (46 tuổi)

Trở thành một doanh nhân thành đạt, anh Phạm Văn Thủy (46 tuổi) ở khu dân cư số 1 thị trấn Cẩm Giàng đã có nhiều đóng góp để xây dựng quê hương. Những việc làm đó xuất phát từ tinh thần trách nhiệm của người đại biểu dân cử với mảnh đất nơi mình đã sinh ra.

Khởi nghiệp: Về thăm thị trấn Cẩm Giàng vào những ngày đầu tháng 7, chúng tôi được ông Nguyễn Ngọc Đường, Chủ tịch UBND thị trấn đưa đi ngắm diện mạo đổi thay của vùng đất giàu truyền thống này. Những con đường trải nhựa rợp bóng cây xanh được trang trí hệ thống đèn điện, cổng chào rực rỡ, khu ao đền sạch đẹp được cải tạo làm nơi vui chơi cho trẻ nhỏ… là những điểm nhấn cho cảnh quan của thị trấn yên bình và thân thiện này. Theo lời của ông Đường, tất cả những đổi thay đó có một phần đóng góp không nhỏ của anh Phạm Văn Thủy, một doanh nhân thành đạt, người đại biểu HĐND thị trấn mẫu mực và tâm huyết.

Xem thêm:trung tam bao hanh tu lanh hitachisua tu lanh hitachi tai ha noibao hanh tu lanh hitachi
Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia tổ chức hội nghị
Trung tâm Đào tạo và huấn luyện thể thao tỉnh Hải Dương

Là em út trong một gia đình có 7 anh chị em, cuộc sống khó khăn khiến anh Thủy sớm phải bươn chải. Từ việc làm thuê cho đến buôn bán anh đều từng thử qua. Rồi cái duyên nghề mộc đến với anh. Sau một thời gian chăm chỉ học việc, anh trở thành một thợ mộc có tay nghề cao. Từ đó, anh quyết định chuyên tâm với nghề này. Khởi nghiệp từ năm 1991 với số tiền 5 triệu đồng vay từ ngân hàng, anh đã trải qua biết bao khó khăn để có được cơ ngơi như ngày hôm nay. Từ việc tìm nguồn nguyên liệu, chế tác các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ đến tìm đầu ra… anh đều phải tự mày mò tìm hiểu. “Bao nhiêu giọt mồ hôi đã đổ để rồi trời không phụ lòng người. Công việc làm ăn của tôi ngày càng phát triển”, anh Thủy chia sẻ.

Tiếng lành đồn xa, từ những đơn hàng đơn lẻ, anh đã xây dựng được xưởng mộc với quy mô lớn. Các sản phẩm do xưởng của anh Thủy làm ra được khách hàng ở nhiều nơi ưa chuộng. Năm 2002, sau khi xây dựng được tiếng tăm, anh quyết định cùng gia đình thành lập Công ty TNHH Mạnh Anh chuyên sản xuất và chế biến lâm sản. Công ty của anh đã tạo việc làm cho gần 100 lao động ở địa phương và các vùng lân cận với thu nhập ổn định từ 4 triệu đồng đến hơn 10 triệu đồng/người/tháng.
"Việc sử dụng đồng tiền thế nào cho có giá trị và ý nghĩa mới quan trọng. Với tôi, được góp sức cho quê hương ngày càng phát triển là niềm hạnh phúc lớn nhất rồi."

Đến nay công ty của anh Thủy đã phát triển thành một doanh nghiệp lớn có tên tuổi trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Ngoài thị trường trong nước, công ty anh có quan hệ đối tác với các đầu mối tại 15 quốc gia trên thế giới, tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, châu Phi.

Giúp đỡ thiết thực: Tiếp xúc với anh Thủy, chúng tôi nhận thấy anh là một người quyết đoán, dám nghĩ, dám làm. “Đối với tôi, việc gì làm được thì phải làm ngay. Mỗi người đều phải cố gắng một chút. Một người không làm được thì nhiều người cùng làm sẽ thành công”, anh nói.

Xuất phát từ suy nghĩ đó nên dù việc kinh doanh bận rộn là vậy nhưng cứ rảnh anh lại dành thời gian tham gia công tác xã hội. Anh luôn giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, tạo cho họ việc làm và thu nhập ổn định để lo cho cuộc sống. Trong công ty của anh hiện có 18 lao động là những thanh niên đã một thời “lầm đường, lỡ bước” được thu nhận để dạy nghề và nhận vào làm. Anh Thủy bảo: “Ai cũng có những sai lầm. Nhưng điều quan trọng là phải giúp họ vượt qua khó khăn, mặc cảm và tạo cho họ niềm tin để họ hướng thiện và hòa nhập với cộng đồng".

Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017

Trung tâm Đào tạo và huấn luyện thể thao tỉnh Hải Dương

Sáng 5/7, tại Trung tâm Đào tạo và huấn luyện thể thao tỉnh Hải Dương đã diễn ra lễ khai mạc Giải vô địch bắn cung trẻ toàn quốc năm 2017
Tham dự giải năm nay có trên 200 vận động viên thuộc 18 đoàn đến từ các tỉnh, thành có phong trào bắn cung phát triển như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Thừa Thiên – Huế, Đắk Lắk, Hậu Giang, Vĩnh Long, An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Khánh Hòa và Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem thêm:   bao hanh tu lanh hitachi ha noi sua tu lanh hitachibảo hành tủ lạnh hitachi             Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia tổ chức hội nghị
Hải Dương mới xuất khẩu được khoảng 30 tấn vải sớm và vải thiều

Các cung thủ sẽ tranh tài ở nội dung: cá nhân, đôi nam, đôi nữ, đôi nam – nữ và đồng đội nam, nữ. Ở nội dung cá nhân dành cho nam gồm: bắn cung 1 dây và cung 3 dây với các cự ly 30m, 40m,50m, 70m. Ở nội dung của nữ, các cung thủ sẽ tranh tài bắn cung 1 dây và cung 3 dây với cự ly 30m, 40m, 50m, 60m.

Ngay sau lễ khai mạc, các cung thủ thi đấu tranh huy chương toàn năng ở các nội dung: 2 cung 3 dây cự ly 50m, 2 cung 1 dây cự ly 60m dành cho cả nam và nữ.
Các cung thủ trẻ có thành tích xuất sắc trong giải đấu lần này sẽ tiếp tục được bồi dưỡng, đào tạo nhằm bổ sung cho đội tuyển bắn cung quốc gia đi thi đấu tại các giải đấu lớn trong khu vực, châu lục và các giải đấu quốc tế.
Để có cơ sở xem xét, đề nghị, thực hiện chủ trương của Ban chỉ đạo xác nhận người có công với cách mạng tỉnh Hải Dương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đăng tải thông tin về trường hợp đã nêu trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Hải Dương để cán bộ, đảng viên và nhân dân theo dõi, tham gia ý kiến.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc giải quyết hồ sơ người có công tồn đọng.
Thực hiện ý kiến kết luận của Ban Chỉ đạo xác nhận người có công tỉnh hải Dương tại phiên họp ngày 24/5/2017;
Để có cơ sở xem xét, đề nghị, thực hiện chủ trương của Ban chỉ đạo xác nhận người có công với cách mạng tỉnh Hải Dương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đăng tải thông tin về trường hợp đã nêu trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Hải Dương để cán bộ, đảng viên và nhân dân theo dõi, tham gia ý kiến.
Mọi thông tin có liên quan đến những trường hợp đề nghị xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh diện tồn đọng xin được gửi về: Sở lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương, địa chỉ: Số 8 Phạm Sư Mệnh, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương,

Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia tổ chức hội nghị

Chiều ngày 4/7, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả công tác bảo đảm trật tự ATGT 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm đến hết năm 2017. Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu Hải Dương có đồng chí Nguyễn Anh Cương, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và đại diện các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh.

Xem thêm trung tam bao hanh tu lanh hitachi tai ha noi,sửa tủ lạnh hitachi tại hà nội trung tâm bảo hành tủ lạnh samsung       
Hải Dương mới xuất khẩu được khoảng 30 tấn vải sớm và vải thiều
Một số trường đang từ bán công chuyển sang công lập

Theo báo cáo của Ủy ban ATGT quốc gia, 6 tháng đầu năm 2017, toàn quốc diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, chính trị quan trọng. Nhưng tình tình hình trật tự ATGT trên phạm vi cả nước tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, ùn tắc giao thông trong các đô thị lớn và trên các quốc lộ trọng điểm tiếp tục được kéo giảm; tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết và số người bị thương. Mặc dù, tình hình trật tự ATGT trong 6 tháng đầu năm 2017 tiếp tục được kiềm chế, tai nạn giao thông tiếp tục được giảm cả 3 tiêu chí, tuy nhiên, công tác bảo đảm trật tự ATGT vẫn còn một số tồn tại như: Còn để xảy ra một số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách, xe tải nặng. Cùng với đó công tác đảm bảo trật tự ATGT trên các tuyến đường cao tốc tuy đã được tăng cường, song vẫn còn diễn biến phức tạp. Tình trạng phương tiện kinh doanh vận tải hoạt động không có giấy phép, người điều khiển phương tiện giao thông không có giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn phù hợp; hiện tượng bảo kê còn tồn tại và diễn biến phức tạp…Trong 6 tháng đầu năm 2017 cả nước xảy ra 9.593 vụ, làm chết 4.134 người; làm bị thương 7.935 người.

Đối với tỉnh Hải Dương, 6 tháng đầu năm 2017, trên địa bàn tỉnh xảy ra 85 vụ tai nạn và va chạm giao thông, làm chết 67 người, làm bị thương 58 người; so với cùng kỳ năm 2016, số vụ TNGT giảm 24 vụ (-26.7%), giảm 19 người chết (-22.1%) và tăng 10 người bị thương (21%). Trong đó: TNGT đường bộ xảy ra 64 vụ, làm 67 người chết và 57 người bị thương; TNGT đường sắt xảy ra 01 vụ; TNGT đường thủy xảy ra 01 vụ làm 01 người bị thương.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những kết quả đã đạt được của các tỉnh, thành phố trong công tác bảo đảm trật tự ATGT thời gian qua.

Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia yêu cầu trong thời gian tới, Bộ Giao thông Vận tải tập trung triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án xây dựng công trình đường bộ theo kế hoạch; tăng cường rà soát, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ gây mất ATGT trên hệ thống đường quốc lộ; tiếp tục kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về ATGT đối với các đơn vị kinh doanh vận tải; tiếp tục kiểm tra, ngăn chặn việc chở hàng cấm, vật liệu dễ cháy, nổ trên phương tiện chở khách; thường xuyên tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho toàn bộ lái xe, có kiểm tra dấu hiệu sử dụng ma túy đá... Bên cạnh đó, các ngành, địa phương cần tăng cường biện pháp bảo đảm trật tự ATGT mùa mưa bão; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để khắc phục kịp thời khi xảy ra các sự cố bảo đảm giao thông thông suốt, cứu hộ, cứu nạn kịp thời…

Hải Dương mới xuất khẩu được khoảng 30 tấn vải sớm và vải thiều

Từ đầu vụ đến nay, Hải Dương mới xuất khẩu được khoảng 30 tấn vải sớm và vải thiều, trong đó hơn 90% xuất sang Australia.
Nguyên nhân do vải Việt Nam có chất lượng cao hơn vải Thái Lan và Australia đang thực hiện chính sách hạn chế nhập khẩu hoa quả từ Trung Quốc nên vải Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường. Một lượng nhỏ vải thiều cũng đã được xuất sang EU, Nhật Bản và Trung Đông.

Xem thêm: sửa chữa tủ lạnh hitachi tại hà nội ,   sua tu lanh hitachi , bao hanh tu lanh samsung      
Một số trường đang từ bán công chuyển sang công lập
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khuyến cáo các hộ chăn nuôi

Theo Sở Công thương, dự báo sản lượng vải xuất khẩu năm nay sẽ thấp hơn so với năm trước do giá bán vải tại vườn cao, doanh nghiệp khó mua để sơ chế xuất khẩu. Năm nay quả vải Việt Nam phải cạnh tranh về giá so với vải Mexico nên các doanh nghiệp Việt Nam khó xuất sang thị trường Mỹ.
Đến nay, Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 38 đoạn qua huyện Cẩm Giàng vẫn chưa hoàn thành.
Cụ thể, còn 1 hộ dân ở xã Cẩm Hưng, 3 hộ ở xã Ngọc Liên vẫn chưa thống nhất về bồi thường, hỗ trợ, chưa bàn giao mặt bằng để thi công hệ thống thoát nước, một phần mặt đường, lề đường.

Trước đó ngày 6.6.2017, Bộ Giao thông vận tải có văn bản đề nghị UBND tỉnh đôn đốc các địa phương khẩn trương giải phóng mặt bằng các dự án giao thông do Trung ương đầu tư, trong đó có quốc lộ 38 qua huyện Cẩm Giàng. Ngày 12.6, UBND tỉnh có văn bản yêu cầu UBND huyện Cẩm Giàng phải hoàn thành giải phóng mặt bằng, bàn giao cho nhà thầu thi công trước ngày 30.6.
2 trạm cân của Trạm Kiểm tra tải trọng xe lưu động tỉnh đã phát hiện, xử lý 250 phương tiện vi phạm, phạt tiền 6,1 tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm nay, qua thanh tra, kiểm tra, 2 trạm cân của Trạm Kiểm tra tải trọng xe lưu động tỉnh đã phát hiện, xử lý 250 phương tiện vi phạm (tương đương cùng kỳ năm 2016), phạt tiền 6,1 tỷ đồng (tăng 90%).

Theo đại diện Trạm Kiểm tra tải trọng xe lưu động tỉnh, từ đầu năm đến nay, tình trạng xe quá tải có dấu hiệu gia tăng, xe quá tải trọng trốn tránh trạm cân cũng khá phổ biến. Nguyên nhân do kế hoạch phối hợp giữa lực lượng công an với ngành giao thông vận tải trong xử lý xe quá tải đã kết thúc. Không có lực lượng cảnh sát giao thông nên việc dừng xe, xử lý xe vi phạm gặp nhiều khó khăn hơn.
Trong 6 tháng đầu năm nay, Hội Nông dân tỉnh đã kết nạp 4.389 hội viên mới, vượt 46,3% kế hoạch Trung ương giao, nâng tổng số lên 369.868 hội viên.
Các cấp hội đã tín chấp với ngân hàng cho 43.654 hộ nông dân vay hơn 1.576 tỷ đồng để sản xuất, kinh doanh; phối hợp tổ chức 662 buổi tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi... cho 40.513 lượt người; cung ứng gần 4.000 tấn phân bón trả chậm cho nông dân. Các cấp hội cũng đã vận động nông dân đóng góp trên 110 tỷ đồng, 143.000 ngày công làm gần 500 km đường giao thông nông thôn; kiên cố hoá 85 km kênh mương nội đồng.