Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017

Tham dự buổi tiếp xúc ở tỉnh có đại diện Ban Dân vận Tỉnh ủy

Sáng ngày 16/11, tại xã Cộng Hòa, đồng chí Bí thư Huyện ủy Phạm Mạnh Hùng đã có cuộc tiếp xúc đối thoại trực tiếp với nhân dân xã Cộng Hòa. Đây là cuộc tiếp xúc, đối thoại với nhân dân lần thứ 2 trong năm 2017 của đồng chí Bí thư Huyện ủy với nhân dân.

Xem thêm:   bảo hành tủ lạnh hitachi ,trung tam bao hanh tu lanh hitachibảo hành hitachi
Ngày hội Đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân tộc ở thôn khu dân cư P2
Ngày hội Đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân tộc ở thôn, khu dân cư

Tham dự buổi tiếp xúc ở tỉnh có đại diện Ban Dân vận Tỉnh ủy. Ở huyện có đồng chí Bùi Văn Thăng - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, lãnh đạo một số cơ quan, đoàn thể huyện.
Tại hội nghị, đồng chí Bí thư Huyện ủy đã thông tin một số tình hình phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện trong 10 tháng đầu năm, nhiệm vụ thời gian từ nay đến cuối năm. Đã có 16 đại biểu phát biểu ý kiến, phản ánh trực tiếp với đồng chí Bí thư Huyện ủy đề nghị chỉ đạo kiểm tra và xem xét giải quyết liên quan đến các lĩnh vực như sản xuất nông nghiệp, công tác bảo vệ thực vật, diệt chuột, tài nguyên môi trường, xây dựng nông thôn mới, tình hình an ninh trật tự, khai thác cát trái phép, công tác cán bộ…. Một số đại biểu đề nghị huyện cần xử lý nghiêm những người dân cố tình xuyên tạc gây mất đoàn kết trên địa bàn xã. Tiếp tục quan tâm thực hiện chủ trương luân chuyển điều động cán bộ về xã Cộng Hòa, vì chủ trương này đang mang lại hiệu quả, tạo được sự chuyển biến rõ nét trong đời sống nhân dân.
Trước đó, Ban Dân vận Huyện ủy và Ủy ban MTTQ huyện đã phối hợp lấy ý kiến, tổng hợp được 53 ý kiến của nhân dân xã Cộng Hòa gửi tới đồng chí Bí thư Huyện ủy đề nghị xem xét giải quyết. Trong đó về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có 10 ý kiến; lĩnh vực đất đai, tài nguyên môi trường có 20 ý kiến; lĩnh vực giao thông, thủy lợi, điện có 10 ý kiến; lĩnh vực nông thôn mới có 1 ý kiến; lĩnh vực y tế, văn hóa xã hội có 4 ý kiến và lĩnh vực công tác cán bộ có 8 ý kiến.

Tiếp thu các ý kiến của nhân dân xã Cộng Hòa, đồng chí Phạm Mạnh Hùng - Bí thư Huyện ủy đã trực tiếp làm rõ nhiều vấn đề mà nhân dân xã phản ánh; đồng thời đề nghị xem xét giải quyết; đồng thời yêu cầu Đảng ủy, UBND xã Cộng Hòa tiến hành kiểm tra và tập trung giải quyết những vấn đề nhân dân nêu ra thuộc thẩm quyền của xã trong thời gian sớm nhất. Đồng chí Bí thư Huyện ủy chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện tiếp tục giải quyết những vấn đề nhân dân Cộng Hòa nêu thuộc thẩm quyền của huyện, đồng thời tiếp thu các ý kiến thuộc thẩm quyền của cấp trên để kiến nghị với tỉnh.

Đồng chí Bí thư Huyện ủy đề nghị nhân dân xã Cộng Hòa tiếp tục phát huy vai trò trách nhiệm, có những ý kiến tâm huyết, xây dựng với cấp ủy, chỉnh quyền, phản ánh đúng, trúng những vấn đề cần tập trung giải quyết để cấp ủy và chính quyền các cấp tập trung xử lý đảm bảo đúng quy định và đáp ứng với nguyện vọng chính đáng của nhân dân, qua đó tăng cường mối quan hệ giữa dân với Đảng phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Ngày hội Đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân tộc ở thôn khu dân cư P2

Theo ông Lê Quang Vững, Trưởng thôn Lương Gián, xã Quốc Tuấn (Nam Sách), phần tham luận tại Ngày hội ĐĐK và bữa cơm đoàn kết giống như một diễn đàn để nhân dân bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về những việc của thôn, KDC đã và sắp thực hiện. Những ý kiến của người dân tại ngày hội rất cởi mở, thẳng thắn, chân tình, mang tính xây dựng chứ không giống cuộc đối chất hay phê phán.

Xem thêm: bao hanh tu lanh hitachi ,  bảo hành tủ lạnh hitachi,   trung tâm bảo hành hitachi
Công ty TNHH Quốc tế Nam Tài có tổng vốn đầu tư hơn 61 tỷ
Ngày hội Đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân tộc ở thôn, khu dân cư

Thông qua đó, lãnh đạo thôn có được những ý kiến quý báu để xây dựng và đưa ra các quyết định hợp lòng dân. Ở thôn Lương Gián, việc vận động người dân thực hiện dồn điền, đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng và đóng góp để mở rộng đường làng, ngõ xóm theo tiêu chí nông thôn mới ban đầu cũng gặp nhiều trở ngại nhưng sau gần như nhận được sự đồng tình tuyệt đối của nhân dân. Thành công này có được là do những ý kiến của người dân tại Ngày hội ĐĐK được thôn nghiêm túc tiếp thu, triển khai thực hiện trên cơ sở sự đồng thuận của số đông và phù hợp với thực tế. Người dân thấy được tôn trọng nên họ vui vẻ thực hiện.

Xóa tan những khúc mắc: Nhiều vấn đề tồn tại ở thôn, KDC đã được giải quyết một cách đơn giản chỉ trong bữa cơm đoàn kết. Trong Ngày hội ĐĐK, mọi người quây quần bên nhau vừa dùng bữa, vừa trò chuyện, hỏi thăm nhau về sức khỏe, gia đình, công việc. Đồng thời, tham gia với nhau những lời khuyên nhủ chân tình để sống sao cho tốt, vì gia đình, vì quê hương.

Ông Phạm Văn Nhương, Trưởng KDC số 8, phường Thanh Bình (TP Hải Dương) cho biết ở khu ông có một số nhà cho công nhân, sinh viên thuê trọ. Trước đây, những nhà này chưa quan tâm quản lý giờ giấc, để cho người ra vào khu trọ tùy tiện gây mất trật tự, nhất là vào ban đêm. Trong bữa cơm đoàn kết, được những người hàng xóm, láng giềng tham gia ý kiến chân tình nên những nhà thuê trọ này đã khắc phục hạn chế. Trong khu có em Đ. chậm tiến, thường xuyên bỏ học chơi bời lêu lổng, làm bố mẹ phiền lòng. Bố mẹ em Đ. được bà con góp ý cách quản lý, giáo dục con, đồng thời hứa sẽ cùng tham gia giúp đỡ, cảm hóa. Nhờ vậy, Đ. dần trở nên ngoan ngoãn, đi học trở lại và thi đỗ đại học.

Thông qua những câu chuyện tại bữa cơm đoàn kết, nhiều vấn đề tồn đọng ở trong khu liên quan đến rác thải, an ninh trật tự… cũng được khắc phục kịp thời. 8năm nay, KDC số 8 không phát sinh thêm người nghiện ma túy, an ninh trật tự được bảo đảm, nếp sống văn minh được nhân dân quan tâm thực hiện.
Ở thôn Vĩnh Xá, xã Thanh Cường (Thanh Hà) có vụ tranh chấp đất đai kéo dài giữa 2anh em ruột. Bình thường hai anh em chẳng thèm nhìn mặt nhau. Nhưng tại bữa cơm đoàn kết, lãnh đạo thôn, các thành viên tổ hòa giải cùng bà con nhẹ nhàng tham gia ý kiến nên 2 người nghe ra. Sau đó, mâu thuẫn đã được giải quyết dứt điểm, tình cảm gia đình được hàn gắn. Trước đây, trong thôn có 4 hộ xây dựng trang trại chăn nuôi nhưng chưa quan tâm tới việc bảo vệ môi trường, làm ảnh hưởng tới những gia đình xung quanh. Thông qua ý kiến của bà con tại Ngày hội ĐĐK, 4 hộ này sau đó đã chủ động làm bể biogas để bảo vệ môi trường.
Ngày hội ĐĐK như một sức mạnh vô hình đã giúp giải quyết ổn thỏa rất nhiều việc lớn, việc nhỏ ở thôn, KDC.

Ngày hội Đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân tộc ở thôn, khu dân cư

Ngày hội Đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân tộc ở thôn, khu dân cư (KDC) là chất keo để tập hợp, đoàn kết cộng đồng cùng chung tay làm những việc có ích cho quê hương.
Hóa giải khó khăn: Cái hay của Ngày hội ĐĐK chính là quy tụ được tất cả các tầng lớp nhân dân và con em xa quê cùng tham dự. Đây là dịp để các thôn, KDC báo cáo với tất cả bà con những kết quả mà địa phương đã đạt được trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và các phong trào thi đua một năm qua. Đồng thời, nêu ra được nhiệm vụ trọng tâm trong năm tiếp theo, đặc biệt là những tồn đọng, vướng mắc cần giải quyết ở phía trước để nhân dân hiểu và đồng lòng thực hiện. Mỗi gia đình, mỗi người dân cũng xác định được trách nhiệm của mình trong đó. Thực tế đã chứng minh rất nhiều việc lớn ở thôn, KDC trước đó lâm vào bế tắc nhưng đã được giải quyết dứt điểm nhờ có Ngày hội ĐĐK.

Xem thêm:  bao hanh tu lanh hitachi tai ha noi   , bảo hành tủ lạnh hitachi việt nam trung tâm bảo hành hitachi
Công ty TNHH Quốc tế Nam Tài có tổng vốn đầu tư hơn 61 tỷ
Để chủ động phòng chống dịch bệnh trong thời điểm giao mùa

Dẫn chúng tôi đi thăm một số tuyến đường trong làng trải bê tông rộng rãi, phẳng phiu, ông Nguyễn Hồng Tân, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng Ban Công tác mặt trận thôn Vĩnh Xá, xã Thanh Cường (Thanh Hà) cho biết những tuyến đường có thể mở mang to đẹp như hiện nay là nhờ tinh thần của người dân thông qua Ngày hội ĐĐK. Cách đây mấy năm, địa phương phát động nhân dân đóng góp kinh phí để mở rộng 4,5 km đường giao thông thôn, xóm theo tiêu chí nông thôn mới. Trong đó có 1,5 km cần người dân hiến đất vườn và lấp ao, đầm mới có thể thực hiện. Nhưng nhiều hộ dân không muốn làm đường to và đòi phải được đền bù nếu thôn lấy đất của họ làm đường. Rất nhiều cuộc vận động, tuyên truyền người dân hiến đất đã được thôn triển khai nhưng hiệu quả không được như mong đợi. Ngày hội ĐĐK năm 2015, những khó khăn trong làm đường giao thông đã được thôn đề cập trong báo cáo. Nghe vậy, ông Vũ Đăng Long, một người con quê hương đang sinh sống ở TP Hồ Chí Minh về dự ngày hội đã ủng hộ 50 triệu đồng để làm đường và kêu gọi bà con cùng chung sức vì quê hương. Ông Nguyễn Văn Phương, quê ở huyện Nam Sách nhưng có đất tại xã Thanh Cường cũng ủng hộ 70 triệu đồng. Đích thân Trưởng thôn Vĩnh Xá gương mẫu ủng hộ 5 triệu đồng mặc dù đoạn đường đó không thuộc xóm ông… Hiệu ứng lan tỏa, một số hộ dân có đất vườn cũng tuyên bố sẽ hiến đất ngay tại Ngày hội ĐĐK. Những người khác thấy vậy thì đồng lòng làm theo. Ngay cuối năm 2015, việc mở rộng các tuyến đường thôn, xóm bắt đầu được thực hiện. Cùng với số xi măng do Nhà nước hỗ trợ, người dân thôn Vĩnh Xá đã góp hơn 1,7 tỷ đồng và hiến 850m2 đất để làm đường. “Kể từ Ngày hội ĐĐK năm đó, mọi việc ở thôn tôi đều được triển khai thuận lợi. Những công việc tiếp theo của thôn như cải tạo nghĩa trang nhân dân, sửa chữa nhà văn hóa thôn… đều có được sự nhất trí cao và tham gia đóng góp của các tầng lớp nhân dân”, ông Tân nói.

Thứ Hai, 13 tháng 11, 2017

Công ty TNHH Quốc tế Nam Tài có tổng vốn đầu tư hơn 61 tỷ

Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư cho hai dự án tại KCN Phú Thái.
Dự án xây dựng nhà kho - nhà xưởng cho thuê của Công ty TNHH Quốc tế Nam Tài có tổng vốn đầu tư hơn 61 tỷ đồng, thực hiện trên diện tích hơn 36.600m2. Công ty TNHH Quốc tế Nam Tài sẽ xây dựng 7 nhà xưởng rộng gần 20.000 m2. Diện tích còn lại để xây nhà kho và các công trình phụ trợ. Dự án sẽ được đưa vào hoạt động trong vòng 8 tháng.

Xem thêm: bao hanh tu lanh hitachi tai ha noi , bảo hành tủ lạnh hitachi,   trung tâm bảo hành hitachi
Để chủ động phòng chống dịch bệnh trong thời điểm giao mùa
Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh

Dự án xây dựng nhà máy may mặc thời trang của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Bình Thành được thực hiện trên diện tích 2.520 m2 với tổng vốn đầu tư hơn 20 tỷ đồng. Theo kế hoạch, nhà máy sẽ sản xuất, gia công hàng may mặc với quy mô 300.000 sản phẩm/năm. Dự kiến nhà máy đi vào hoạt động từ tháng thứ 5 kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Hiện nay, huyện Thanh Miện có 78 trong tổng số 92 thôn có bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, chiếm 84,7%.
8 xã có 100% số thôn, khu dân cư có bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn là Ngô Quyền, Lê Hồng, Tứ Cường, Cao Thắng, Ngũ Hùng, Thanh Giang, Diên Hồng và Tiền Phong. Các địa phương thực hiện "nhất thể hóa" bước đầu có hiệu quả và giúp tinh gọn bộ máy.

Việc thực hiện "nhất thể hóa" được thực hiện theo Đề án 01 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2016 - 2020". Huyện phấn đấu đến năm 2020 có 100% số thôn, khu dân cư thực hiện "nhất thể hóa".
Canh cánh mối lo giữ trật tự vỉa hè: Để KDC số 3 trở thành điểm sáng về văn minh đô thị là điều không đơn giản. Vì thế, hơn 10 năm làm trưởng khu, ông Sa vẫn canh cánh với việc lập trật tự vỉa hè, làm sao để cho người dân không tái lấn chiếm. Do vậy, khi TP Hải Dương triển khai đợt cao điểm lập lại trật tự vỉa hè, ông Sa rất phấn khởi và bắt tay ngay vào công việc. Không chỉ tích cực tuyên truyền, vận động người dân, ông còn trực tiếp tham gia vào đội liên ngành lập lại trật tự vỉa hè.  Ông trăn trở, nếu cứ ra quân thẳng tay dẹp vỉa hè thì rất khó, bởi đây là khu phố chợ nên nhu cầu buôn bán rất lớn, không gian lại hẹp, nhiều người bày hàng lấn ra vỉa hè. "Người dân mong muốn có một không gian chợ rộng rãi hơn để họ vào đó buôn bán. Chợ Phú Yên hiện quá hẹp không còn chỗ cho họ mưu sinh. Vì thế, chừng nào chưa có chợ mới thì chừng đó tôi còn canh cánh mối lo sẽ xảy ra tình trạng tái lấn chiếm lòng đường, vỉa hè”, ông Sa nói.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND phường Trần Phú cho biết: Ông Sa như ngọn lửa tiếp thêm động lực cho phường quyết tâm hơn trong việc lập lại trật tự vỉa hè. Ông Sa cũng là điển hình trong thực hiện các nội dung của Đề án xây dựng đô thị văn minh. Dưới sự lãnh đạo của một trưởng khu năng nổ, nói được, làm được và không ngại việc như vậy, KDC số 3 luôn dẫn đầu nhiều phong trào.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh trong thời điểm giao mùa

Để chủ động phòng chống dịch bệnh trong thời điểm giao mùa, Chi cục Thú y Hải Dương khuyến cáo người chăn nuôi cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:
Chăm sóc, nuôi dưỡng: Người chăn nuôi cần chủ động cung cấp các loại thức ăn có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng, bao gồm các loại thức ăn dễ tiêu hóa, phù hợp với từng lứa tuổi của con vật. Đối với gia cầm đang úm hay lợn con đang tập ăn, nên sử dụng các loại thức ăn hỗn hợp để bảo đảm đủ dinh dưỡng. Đối với trâu bò, ngoài cung cấp thức ăn thô xanh, cần bổ sung cân đối thức ăn tinh và kết hợp ủ chua các loại thân cây như ngô, rơm rạ để dự trữ cho mùa đông.

Xem thêm: sửa tủ lạnh hitachi ,trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachibảo hành hitachi
Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh
Từ thành thị đến nông thôn

Cung cấp nguồn nước sạch cho đàn vật nuôi. Chủ động bổ sung thêm các chất điện giải, vitamin vào các bữa ăn để nâng cao sức đề kháng của con vật.
Vệ sinh trong chăn nuôi
Thường xuyên thực hiện các biện pháp vệ sinh cơ giới như phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, thu dọn phân rác, chất độn chuồng. Giữ cho nền chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ; cọ rửa, vệ sinh máng ăn, máng uống 2 lần/ngày. Nên phun thuốc sát trùng trong khu vực trang trại 2 lần/tuần.

Tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch: Đối với đàn lợn, bên cạnh thực hiện tiêm phòng 4 loại bệnh đỏ (dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn, đóng dấu), cần tiêm phòng bệnh tai xanh, lở mồm long móng. Riêng đối với lợn nái, cần tiêm thêm vaccine leptospira, suyễn lợn. Nên tiêm thêm vaccine Ecoli cho lợn con. Đối với trâu bò, cần tiêm vaccine lở mồm long móng, tụ huyết trùng. Đối với đàn gà, cần tiêm đầy đủ các loại vaccine cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro.

Kết hợp với việc tiêm vaccine, để phòng trừ thêm một số bệnh thường gặp khi thay đổi thời tiết, người chăn nuôi nên sử dụng các loại kháng sinh trộn vào nước uống hoặc thức ăn cho con vật.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi: Nếu phát hiện vật nuôi có những biểu hiện không bình thường, nghi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, cần tách riêng để theo dõi và phải báo ngay cho nhân viên thú y của địa phương, UBND cấp xã hoặc trạm thú y cấp huyện để được hướng dẫn các biện pháp xử lý phù hợp, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng.

Nhập con giống có nguồn gốc rõ ràng, có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y. Con giống mới nhập về cần được nuôi cách ly từ 15 - 30 ngày trước khi nhập đàn. Trong quá trình nuôi, cần theo dõi tình trạng sức khỏe của con vật, nếu khỏe mạnh thì đưa vào khu vực nuôi chính. Nếu có triệu chứng lâm sàng của bệnh, cần tiếp tục nuôi cách ly và có biện pháp xử lý kịp thời.

Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh

Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, những năm gần đây bệnh đái tháo đường có chiều hướng tăng nhanh và trẻ hóa.
Từ năm 2010 - 2016, trung tâm đã khám cho 14.881 người, phát hiện 1.915 người (chiếm 12,9%) tiền đái tháo đường, 450 người bị đái tháo đường (3%). Năm2017, do nguồn kinh phí hạn hẹn, trung tâm chỉ khám sàng lọc cho 500 người từ 45-69tuổi tại phường Thanh Bình (TP Hải Dương), phát hiện 45 người mắc đái tháo đường (chiếm 9,6%). Tại phòng khám của trung tâm, từ đầu năm đến nay đã phát hiện trên 414 lượt người mắc đái tháo đường.

Xem thêm:bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội , bảo hành tủ lạnh hitachi trung tâm bảo hành tủ lạnh samsung       
Từ thành thị đến nông thôn
Ngã tư Chương Dương - Thanh Niên (TP Hải Dương) xảy ra 2 vụ TNGT

 Hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14.11, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh phối hợp với Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe tỉnh và Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, có lối sống lành mạnh để phòng bệnh.
Hơn 10 năm làm Trưởng khu dân cư (KDC), ông Đoàn Văn Sa (sinh năm 1958) không ngại va chạm, trực tiếp xắn tay vào làm nhiều việc góp phần xóa bỏ được hàng loạt "điểm nóng" về an ninh trật tự và ô nhiễm môi trường ở KDC số 3, phường Trần Phú (TP Hải Dương).
"Khắc tinh" với tội phạm: Là một khu phố chợ luôn tấp nập kẻ buôn người bán, lại có 3 tuyến phố nội thành gồm Bùi Thị Cúc, Trương Mỹ, Mạc Thị Bưởi với gần 10 ngõ nhỏ quanh co nên KDC số 3 từng là tụ điểm cho nhiều con nghiện hoành hành. Điển hình là ngõ 18. Hằng ngày, một số con nghiện về đây chích hút ma túy rồi vứt kim tiêm đầy trong ngõ. Tình trạng này diễn ra từ đầu năm nay nhưng cao điểm nhất vào tháng học sinh bắt đầu được nghỉ hè. Nhiều phụ huynh thấy bất an khi trong ngõ có nhiều kim tiêm còn dính máu có thể là nguồn lây nhiễm các bệnh nguy hiểm.

Là trưởng KDC, ông Sa tự nhủ phải xóa bỏ bằng được tụ điểm này. Sau nhiều lần kiên trì mật phục, chiều 19.6 ông Sa cùng lực lượng an ninh trật tự của phường Trần Phú tham gia bắt quả tang Nguyễn Quang Duy (sinh năm 1987, tại số 9 phố Ga, TP Hải Dương) đang chích ma túy. Sau khi Duy bị bắt, tình hình an ninh trật tự ở ngõ 18 đã được lập lại, cuộc sống của người dân trở lại bình thường.

Trước đó, ông Sa còn tham gia bắt một đối tượng xấu ném chất bẩn vào nhà bà Tự ở số nhà 1 ngõ 36. Ông Sa kể: "Do mâu thuẫn trong làm ăn nên đối tượng liên tiếp ném chất bẩn vào nhà bà Tự. Sau nhiều lần mật phục, khoảng 2 giờ đêm tôi cùng lực lượng an ninh trật tự của phường bắt quả tang đối tượng này đang ném chất bẩn. Tên này rất manh động, kiên quyết chống cự nên chúng tôi khá vất vả mới bắt được".

Không chỉ khắc tinh với tội phạm, ông Sa còn xóa được 2 điểm tập kết rác thải gây ô nhiễm môi trường và cản trở giao thông ở giữa ngã ba đường Bùi Thị Cúc - Mạc Thị Bưởi và ngã ba đường Trương Mỹ - Mạc Thị Bưởi. Vì KDC số3 nằm sát chợ Phú Yên, lại là nơi có nhiều người đến buôn bán, cộng thêm ý thức của người dân chưa cao nên rác thải cứ thế chất đống đầy 2 ngã ba này. Để người dân không vứt rác bừa bãi, ngoài tuyên truyền, vận động, ông Sa còn dậy sớm trực tiếp dọn rác đem đóng vào bao và mang đi. Cứ đều đặn như vậy việc làm của ông đã làm một số người trong khu ngại không còn vứt rác bừa bãi. Tuy nhiên, còn nhiều người vẫn lén lút xả rác. Quyết tâm dẹp bỏ 2 điểm tập kết rác thải này nên ông Sa đã thường xuyên túc trực vào những lúc người dân dễ xả rác như chập choạng tối hay đêm khuya. Sau nhiều lần bị bắt quả tang và nhắc nhở trực tiếp, người dân ở đây đã dần có ý thức hơn. Vì thế, 2 điểm tập kết rác đã bị xóa bỏ.

Từ thành thị đến nông thôn

Không chỉ có nam giới mà ngày càng nhiều phụ nữ ở tỉnh ta cũng mê bóng đá. Một số câu lạc bộ đã thành lập và hoạt động có nền nếp, tạo sân chơi thú vị, bổ ích.
Từ thành thị đến nông thôn: Gần 1 năm nay, chị Đỗ Thị Thanh (31 tuổi), giáo viên Trường THPT Hồng Quang (TP Hải Dương) cùng các thành viên của đội bóng đá nữ có cái tên khá lạ - “FC Gái già” đã đi thi đấu giao hữu với gần 10 đội bóng đá nữ thuộc các doanh nghiệp, ngân hàng, một số thôn, xã trong tỉnh. Đội đang lên lịch để tổ chức trận giao hữu với một đội bóng nữ giáo viên thể chất trong tỉnh nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.

Xem thêm: sua tu lanh hitachibao hanh tu lanh hitachi ,bảo hành hitachi
Ngã tư Chương Dương - Thanh Niên (TP Hải Dương) xảy ra 2 vụ TNGT
Chí Linh xác định 6 trọng điểm phòng chống cháy rừng cần được bảo vệ

Chị Thanh cho biết dù mới thành lập từ đầu năm nay nhưng hiện đội bóng đã có 15 thành viên từ công chức, kế toán, y tá đến giáo viên, sinh viên… tham gia. “Chúng tôi quen nhau qua những trận giao hữu cầu lông nhưng sau thấy mọi người ai cũng thích bóng đá nên thống nhất thành lập đội. Sở dĩ đội lấy tên là "FC Gái già" vì hầu hết thành viên trong đội đều đã ngoài 30 tuổi”, chị Thanh nói.

"FC Gái già" xây dựng quy chế hoạt động, có đội trưởng, đội phó, thường xuyên giữ mối liên lạc qua điện thoại và Facebook. Các thành viên trong đội tự đóng quỹ để mua quần áo, giày, bóng, trả tiền thuê sân cỏ nhân tạo. Khi mới thành lập, đội tập luyện mỗi tuần 1 buổi vào thứ bảy hoặc chủ nhật. Sau vì thời gian không cho phép nên đội chỉ tập trung thi đấu khi nào liên hệ được “kèo”. Các thành viên tự luyện tập ở nhà để duy trì sức khỏe.

Phong trào bóng đá nữ cũng bắt đầu hình thành tại một số doanh nghiệp. Chị Phạm Thị Ngợi (33 tuổi), công nhân Công ty TNHH ANT ở khu công nghiệp Tân Trường (Cẩm Giàng) cho biết công ty vừa thành lập đội bóng đá nữ, chị cũng đăng ký tham gia. Sau nhiều lần tập luyện, ngày 20.10 vừa qua, lần đầu tiên đội bóng công ty chị đã tổ chức giao lưu với Vietcombank Hải Dương. Chị Ngợi chia sẻ: “Tuy đá không hay nhưng điều quan trọng là chúng tôi đã được chơi môn thể thao mình thích bấy lâu”.

Tại nhiều vùng nông thôn hiện nay cũng có không ít chị em dù quanh năm bận rộn với việc đồng áng, doanh nghiệp nhưng vẫn hăng hái tham gia chơi bóng đá khi thôn, xã tổ chức. Từ 3 - 4 năm trước, 3trong tổng số 5 thôn của xã Ngọc Kỳ (Tứ Kỳ) gồm Kim Đôi, Tứ Kỳ Thượng và Đại Đình đã thành lập được đội bóng đá nữ. Riêng 2 thôn Kim Đôi, Tứ Kỳ Thượng còn có cả đội bóng đá nữ phân theo các xóm, đội. Mỗi đội bóng có từ 10-15 người ở nhiều lứa tuổi, thành phần. Vào các dịp lễ 30.4, 2.9 trong năm, các thôn đều tổ chức giao lưu bóng đá nữ giữa các đội, xóm.

Tạo đà để phát triển: Phong trào bóng đá nữ trên địa bàn tỉnh đang phát triển. Điều này trước hết bắt nguồn từ nhu cầu, niềm đam mê cũng như tư tưởng bình đẳng của nhiều chị em. Người thân, các cơ quan, đơn vị quan tâm, tạo điều kiện về nhiều mặt cho chị em chơi bóng đá cũng là tiền đề quan trọng để thúc đẩy phong trào này.
Các chị Nguyễn Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Kiều Anh, Nguyễn Thị Ngọc Anh là 3 chị em ruột, mỗi người một nghề nhưng đều yêu bóng đá từ nhỏ và đang là thành viên của đội bóng đá nữ "FC Gái già". Chị Phương Anh cho biết mặc dù con còn nhỏ, công việc cơ quan, gia đình rất bận nhưng chị vẫn không bỏ qua bất kỳ trận đấu nào của đội bóng. “Chồng tôi rất thoải mái, luôn tạo điều kiện tối đa cho vợ đi đá bóng. Có lần anh ấy còn đưa cả con đi cổ vũ cho tôi và toàn đội thi đấu”, chị Phương Anh nói.

Đội bóng đá nữ Trường Tiểu học Tiên Động (Tứ Kỳ) thành lập cách đây 3 năm, có 20 thành viên. Mỗi tháng, đội bóng tập luyện 2 - 3buổi, sau giờ sinh hoạt chuyên môn. Thầy giáo Phạm Quang Toản, Hiệu trưởng nhà trường cho biết trường duy trì phong trào bóng đá nữ bằng cách đầu tư mua sắm trang phục tập luyện, thi đấu cho các giáo viên nữ, thường xuyên tổ chức giao lưu với một số trường học trong huyện có đội bóng đá nữ. Mới đây, trường còn đầu tư hơn 6 triệu đồng cải tạo lại sân vận động để các nữ giáo viên chơi bóng.

Chị Đỗ Thị Dịu, cán bộ văn hóa- xã hội xã Ngọc Kỳ cho biết chính quyền địa phương rất quan tâm thúc đẩy phong trào bóng đá nữ. Xã duy trì tổ chức giải hằng năm, huy động nguồn xã hội hóa đầu tư cải tạo sân vận động, mua trang phục thi đấu, trao thưởng cho các cầu thủ nhằm khích lệ tinh thần…