Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2017

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sơ kết thực hiện Luật HTX

Sáng 28.4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sơ kết thực hiện Luật HTX năm 2012 trong lĩnh vực nông nghiệp.
Đến tháng 3 vừa qua, toàn tỉnh có 305 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, giảm 11,1% so với năm 2013. Đa số các HTX đã chuyển sang hoạt động theo Luật HTX, còn 2 HTX và 1 Liên hiệp HTX đã hoạt động theo Luật HTX mới nhưng chưa tổ chức lại mô hình quản lý.
Đến tháng 12.2016, tổng vốn kinh doanh của các HTX gần 142,6 tỷ đồng, bình quân mỗi HTX đạt hơn 467 triệu đồng (tăng 6,2% so với năm 2016). Có 275 HTX hoạt động có lãi và hòa vốn, 30 HTX hoạt động bị lỗ (giảm 43,4%)...

Xem thêm: trung tam bao hanh tu lanh hitachisửa tủ lạnh hitachitrung tâm bảo hành hitachi hà nội

Tòa tuyên phạt Lê Tuấn Kiệt (sinh năm 1982, ở phường Hải Tân, TP Hải Dương)


Mặc dù các HTX cơ bản tổ chức và đăng ký lại hoạt động nhưng chưa tuân thủ đúng quy định của Luật HTX năm 2012. Cụ thể, còn 10,3% số HTX thiếu số lượng thành viên hội đồng quản trị, 31,6% số HTX thiếu số lượng thành viên ban kiểm soát, 11,5% số thành viên tham gia HTX nhưng không góp vốn điều lệ...
Vào lúc 5 giờ 30 ngày 29.4, trên quốc lộ 5 đoạn qua ga Phạm Xá (xã Tuấn Hưng, Kim Thành) xảy ra tai nạn giao thông.
Vào thời điểm trên, xe container 15C-12925 kéo rơ móc 15R-06424 do anh Hà Văn Tùng (31 tuổi, ở quận Lê Chân, Hải Phòng) điều khiển theo hướng Hải Phòng - Hà Nội tự đâm vào dải phân cách.

Sau khi lao qua dải phân cách, chiếc xe bị lật nghiêng trên phần đường ngược chiều. Tại hiện trường, xe container bị hư hỏng nặng, khoảng hơn 20m dải phân cách giữa quốc lộ 5 bị hư hỏng. Lái xe bị thương nhẹ. Vụ tai nạn không có thiệt hại về người nhưng gây ách tắc giao thông khoảng hơn 1 km phần đường  Hà Hội - Hải Phòng.
Dự án đã sản xuất 10 triệu cá bột, tương đương khoảng 3 triệu cá hương, khoảng 1,5 triệu cá giống, tái sản xuất quần đàn 3.000 con cá giống bố mẹ hậu bị.
Sáng 28.4, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Dự án "Tiếp nhận kỹ thuật sản xuất giống cá chép V1 có giá trị kinh tế cao trên địa bàn tỉnh Hải Dương" và Đề tài "Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm giống lúa thuần BQ ngắn ngày có năng suất, chất lượng trên địa bàn tỉnh Hải Dương".
   
Dự án "Tiếp nhận kỹ thuật sản xuất giống cá chép V1 có giá trị kinh tế cao trên địa bàn tỉnh Hải Dương" do Công ty CP Giống cây trồng Hải Dương chủ trì thực hiện năm 2015-2016. Dự án đã tiếp nhận và làm chủ các quy trình kỹ thuật chọn đàn cá hậu bị và nuôi vỗ cá bố mẹ do Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc chuyển giao.

Kết quả, dự án đã sản xuất 10 triệu cá bột, tương đương khoảng 3 triệu cá hương, khoảng 1,5 triệu cá giống, tái sản xuất quần đàn 3.000 con cá giống bố mẹ hậu bị.

Cá chép V1 có chất lượng di truyền cao, thích ứng với nhiều hình thức nuôi; tốc độ tăng trọng gấp từ 1,5 đến 3 lần so với cá chép trắng Việt Nam trong cùng điều kiện nuôi dưỡng. Cá 1 năm tuổi đạt 1-1,5kg/con, nếu nuôi thưa có khả năng đạt 1,5-2 kg/con.
   
* Đề tài "Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm giống lúa thuần BQ ngắn ngày có năng suất, chất lượng trên địa bàn tỉnh Hải Dương" do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học (Sở Khoa học và Công nghệ) thực hiện năm 2016 với quy mô 40 ha tại xã Hồng Thái (Ninh Giang) và xã Chi Lăng Nam (Thanh Miện).

Giống lúa BQ cho năng suất từ 64-73 tạ/ha với ưu điểm nổi bật như cứng cây, chống đổ tốt, cơm có mùi thơm, vị đậm, để nguội vẫn dẻo...

Tòa tuyên phạt Lê Tuấn Kiệt (sinh năm 1982, ở phường Hải Tân, TP Hải Dương)

Tòa tuyên phạt Lê Tuấn Kiệt (sinh năm 1982, ở phường Hải Tân, TP Hải Dương) y án sơ thẩm 30 tháng tù giam về tội trộm cắp tài sản.
Ngày 28.4, Tòa án Nhân dân tỉnh xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, tuyên phạt Lê Tuấn Kiệt (sinh năm 1982, ở phường Hải Tân, TP Hải Dương) y án sơ thẩm 30 tháng tù giam về tội trộm cắp tài sản.
Khoảng 10 giờ 30 ngày 5.12.2016, Kiệt tới chợ Hui (TP Hải Dương) mua cá. Thấy quầy hàng số 37 của chị Đàm Thị Yên vắng người lại có một túi xách nên Kiệt nảy lòng tham lẻn vào lấy trộm, mang về nhà cất giấu. Sau khi mất túi bên trong có hơn 64 triệu đồng, chị Yên nghi ngờ Kiệt lấy trộm nên đến nhà tìm. Biết không thể chối cãi, Kiệt đã mang túi và tiền trả lại chị Yên và đến cơ quan công an đầu thú.

Xem thêm: trung tâm bảo hành hitachi tại hà nội , sua tu lanh hitachi tai ha noi ,  trung tam bao hanh tu lanh hitachi ha noi

Nhắc đến lính đặc công là nhắc đến những con người “mình đồng, da sắt p2

 
Tại hiện trường, bị can Nguyễn Nhân Từ (sinh năm 1997, ở thôn Quang Rực, xã Hồng Phong) lần lượt thực hiện lại hành động chặt phá cây của mình khá dứt khoát, nhanh gọn.
Chiều 28.4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Ninh Giang tổ chức thực nghiệm điều tra vụ án hủy hoại tài sản, chặt phá 143 cây bạch đàn xảy ra ngày 4.3.2017 tại xã Hồng Phong (Ninh Giang).

Tại hiện trường, bị can Nguyễn Nhân Từ (sinh năm 1997, ở thôn Quang Rực, xã Hồng Phong) tỏ ra khá bình tĩnh. Trước sự chứng kiến của cán bộ công an, viện kiểm sát, thanh tra Sở Giao thông vận tải và Công ty CP Cầu đường bộ Hải Dương, Từ lần lượt thực hiện lại hành động chặt phá cây của mình khá dứt khoát, nhanh gọn.

Trước đó, khoảng 2 giờ ngày 4.3.2017, trên đường tỉnh 396 đoạn thôn Động Trạch (xã Hồng Phong), Từ đã chặt phá 143 cây bạch đàn của Công ty CP Cầu đường bộ Hải Dương trồng từ năm 2015. Tổng thiệt hại trị giá hơn 4,2 triệu đồng.
Sau thực nghiệm điều tra, Sở Giao thông vận tải đã tổ chức trao thưởng cho 1 tập thể và 3 cá nhân của Công an huyện Ninh Giang vì đã có thành tích xuất sắc trong điều tra, khám phá vụ án này.
UBND thị xã Chí Linh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức tập huấn quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể nhãn Chí Linh cho hơn 100 chủ vườn trên địa bàn thị xã.
Sáng 28.4, UBND thị xã Chí Linh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức tập huấn quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể nhãn Chí Linh cho hơn 100 chủ vườn trên địa bàn thị xã.

Thị xã hiện có hơn 600 ha nhãn, tập trung ở các xã Lê Lợi, Bắc An, Hoàng Tiến, Hoàng Hoa Thám, Hoàng Tân và phường Bến Tắm    

Nhắc đến lính đặc công là nhắc đến những con người “mình đồng, da sắt p2

Đánh hiểm, thắng lớn
Lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh là phương châm tác chiến của lính đặc công. Để thực hiện được phương châm này phải dùng đến yếu tố bí mật, bất ngờ, luồn sâu, đánh hiểm, "nở hoa trong lòng địch". Tất cả phải được thực hiện với tốc độ nhanh chóng, dứt khoát và đồng loạt trên tất cả các mục tiêu quan trọng.
Nhắc đến yếu tố bí mật, bất ngờ, ông Sáu không thể nào quên được trận đánh chiếm, bảo vệ cầu Bình Đức để quân ta vào tiếp quản Sài Gòn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Xem thêm:sua tu lanh hitachi ,sua chua tu lanh hitachi  , trung tâm bảo hành hitachi hà nội
Nhắc đến lính đặc công là nhắc đến những con người “mình đồng, da sắt

Cầu Bình Đức là một trong những cửa ngõ của Sài Gòn, có vị trí quan trọng. Chính vì thế, quân địch đã bố trí hàng tấn bộc phá ở hai bên đầu cầu hòng đánh sập bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, chúng bố trí ngỗng thay lính gác ở hai bên cầu nhằm phát hiện quân ta. Để vô hiệu hóa số bộc phá này, lực lượng đặc công nước của ta đã khéo léo vượt qua đàn ngỗng để cắt đứt các dây điện, kíp nổ. Biết được loài ngỗng rất sợ rắn, các chiến sĩ đặc công đã dùng các dọc khoai nước nướng mềm giả làm rắn vứt vào bầy ngỗng khiến chúng hoảng sợ và im bặt.

Sau khi vô hiệu hóa số bộc phá trên, đêm 28.4, tiểu đoàn của ông Sáu chia làm 2 mũi tiến công vào căn cứ của địch tại cầu Bình Đức. Một mũi bị lộ, mũi còn lại không đủ lực lượng nên phải rút lui. Tiểu đoàn đề nghị cấp trên bổ sung quân và vũ khí, nhưng nhận được chỉ thị phải xốc lại đội hình, bằng mọi giá chiếm giữ được cầu. Sau khi bàn bạc, tiểu đoàn đã quyết định tấn công địch lúc chúng đánh kẻng báo thức vào sáng 30.4. Cả đêm 29 trôi qua trong yên tĩnh nên lúc này địch khá sơ hở, chủ quan. Khi kẻng báo thức vang lên, bọn lính gác súng để tập thể dục. Tiếng hô "một, hai, ba" vang lên cũng là lúc ông Sáu cùng đồng đội bắn những quả B40, B41 phá hủy công sự, nã đạn dữ dội khiến địch đầu hàng, bắt sống gần 200 tên. Nhiệm vụ bảo vệ cầu đã hoàn thành, chờ đón quân ta tiến vào trung tâm Sài Gòn.

Trực tiếp tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, Trung đoàn 429 của ông Bình có nhiệm vụ đánh chiếm căn cứ truyền tin Phú Lâm và xa lộ Đại Hàn, cầu Nhị Thiên Đường. Phú Lâm là trung tâm án ngữ của liên đoàn biệt động địch giữ cửa ngõ phía tây Sài Gòn. Để chuẩn bị cho trận đánh, trung đoàn đã cử lực lượng bí mật luồn sâu căn cứ một cách chính xác, tiến hành dò mìn và vô hiệu hóa chúng.

Đêm 28, rạng 29.4, ông Bình cùng đồng đội đánh giáp lá cà với liên đoàn biệt động quân của địch, hai bên giành giật nhau từng gian nhà, góc đường rất khốc liệt, trong khi trên bầu trời máy bay địch gầm rú di tản, máy bay thả bom.

Rạng ngày 29.4, trung đoàn của ông Bình đã chiếm 1/3 căn cứ Phú Lâm, tiếp tục phát triển sâu vào phía trong. Cùng với các mũi tấn công phối hợp của nhiều binh chủng khác, đến trưa 30.4, Sài Gòn đã được giải phóng hoàn toàn. Ông Bình đứng gác ở khu vực ngã năm Cây Gõ, chứng kiến dòng người đổ ra đường ăn mừng chiến thắng với rợp trời cờ hoa, khẩu hiệu.

Ông bồi hồi nhớ lại: "Khi đó, cảm xúc trong tôi vừa vinh dự, vừa nghẹn ngào vì đã từng nghĩ ra đi không có ngày về, nhưng cũng không khỏi xót thương khi nghĩ đến những đồng đội đã vĩnh viễn nằm xuống ngay trước thời khắc chiến thắng".

Trải qua quá trình huấn luyện vô cùng gian khổ, cận kề cái chết nơi chiến trường, tất cả đã tôi luyện nên những người lính đặc công dũng cảm, kiên trung. Họ không nao núng trước quân thù, bất kỳ nhiệm vụ đặc biệt nào cũng hoàn thành như lời Bác căn dặn năm xưa, góp sức mình cùng cả dân tộc đi đến ngày toàn thắng.

Nhắc đến lính đặc công là nhắc đến những con người “mình đồng, da sắt

Chính lòng kiên trung, gan dạ đã giúp họ có sức mạnh phi thường, lập nên những chiến công huyền thoại, trở thành nỗi khiếp sợ của kẻ thù.
Nhắc đến lính đặc công là nhắc đến những con người “mình đồng, da sắt”. Chính lòng kiên trung, gan dạ đã giúp họ có sức mạnh phi thường, lập nên những chiến công huyền thoại, trở thành nỗi khiếp sợ của kẻ thù.

Xem thêm:  bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội , trung tam bao hanh tu lanh hitachi tai ha noibao hanh tu lanh hitachi

Là một trong mấy kỳ nghỉ lễ dài ngày nhất trong năm p2


Khổ luyện
Tại lễ thành lập Binh chủng Đặc công vào ngày 19.3.1967, Bác Hồ đã nhiều lần nhắc đến 2 từ “đặc biệt”. Người nói: “Đặc công tức là công tác đặc biệt, là vinh dự đặc biệt, cần phải có cố gắng đặc biệt. Các chiến sĩ đặc công được tin tưởng đặc biệt... Bất kỳ nhiệm vụ gì, bất kỳ nhiệm vụ đặc biệt nào cũng phải hoàn thành và hoàn thành cho tốt… Bất kỳ khó khăn đặc biệt nào cũng phải vượt qua, cũng phải khắc phục cho kỳ được…”.

Lời huấn thị của Bác chính là tư tưởng chỉ đạo, là mệnh lệnh, phương châm hành động của bộ đội đặc công, thôi thúc họ vượt qua gian khổ, khốc liệt của chiến tranh, làm nên những chiến thắng vẻ vang.
Thời gian đã lùi xa nhưng mỗi khi nhớ về lời huấn thị của Bác, ông Nguyễn Đình Sáu (73 tuổi, ở xã Gia Khánh, Gia Lộc), một người lính đặc công năm xưa vẫn không khỏi bồi hồi. Từng mảng ký ức về những tháng ngày rèn luyện gian nan, những trận đấu vào sinh ra tử cứ thế ùa về chân thực, sống động như mới diễn ra cách đây không lâu.
21 tuổi, ông Sáu theo học tại Trường Sĩ quan Lục quân 1. Tháng 1.1967, ông ra trường với quân hàm thiếu úy và vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Binh chủng Đặc công ngay từ những ngày đầu thành lập (tháng 3.1967).
Ông Sáu cùng đồng đội rèn luyện 12/24 giờ trong ngày, chủ yếu vào ban đêm. Đó là những bài võ thuật tinh nhuệ, là cách dùng sào tiếp cận những vị trí cao, tiếp đất trực tiếp từ độ cao 4-5 m, bơi liên tục hàng cây số trong điều kiện lạnh giá…
Còn ông Nguyễn Duy Bình (64 tuổi, ở phường Phạm Ngũ Lão, TP Hải Dương) lại nhớ rất rõ những bài huấn luyện thử thách độ kiên trung, lòng dũng cảm. Đó là cách vận nội công, khí công để có thể nằm lưng trần trên hàng rào dây thép gai, nối tiếp nhau để đồng đội băng qua trên lưng, là hàng giờ nằm ngụy trang bất động trước điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Kỹ năng ngụy trang của chiến sĩ đặc công là hòa nhập trong bất cứ môi trường đặc thù nào. Họ hóa thành các khối đá, thành thân cây gỗ cháy đen, thành ụ đất vững chắc…

Kỹ năng “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”, đối phó với ngỗng, chó săn của địch được họ thuộc nằm lòng. Sau những tháng ngày gian nan khổ luyện, ông Sáu, ông Bình cùng đồng đội hành quân vào chiến trường hừng hực khí thế chiến đấu.

Là một trong mấy kỳ nghỉ lễ dài ngày nhất trong năm p2

Giúp khách chọn tour phù hợp
Cùng với chủ động liên hệ, trực tiếp đến gửi thông báo về chương trình, mức giá từng tour du lịch cho khách hàng, một số công ty lữ hành trên địa bàn tỉnh còn bố trí thêm nhân viên làm công tác tư vấn, hỗ trợ thông tin về các sản phẩm du lịch cho du khách tại trụ sở hoặc trực tuyến. Được tư vấn nên nhiều du khách đã lựa chọn được chuyến phù hợp nhất.
Ông Nguyễn Xuân Bạn (62 tuổi) ở khu 11, phường Hải Tân (TP Hải Dương) cho biết hội đồng ngũ của ông gồm 40 người dự định sẽ đi du lịch các tỉnh miền Trung dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5. Nhưng sau khi được nhân viên công ty du lịch tư vấn, các thành viên đã thống nhất sẽ thay đổi lịch trình lên các tỉnh Tây Bắc

Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachi ,  sua tu lanh hitachi trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi   
Là một trong mấy kỳ nghỉ lễ dài ngày nhất trong năm

“Nhân viên tư vấn giúp chúng tôi nhận ra rằng việc đổi lịch trình sẽ phù hợp với khả năng tài chính và tuổi tác của mình. Hơn nữa, khu vực Tây Bắc cũng có nhiều địa danh nổi tiếng mà chúng tôi chưa đặt chân đến như Mai Châu (Hòa Bình), hồ Thác Bà, Mù Căng Chải (Yên Bái)…", ông Bạn cho biết.

Đại diện Công ty TNHH Du lịch quốc tế Dòng chảy Việt ở 226 Hồng Châu, phường Lê Thanh Nghị (TP Hải Dương) dự báo Nha Trang, Đà Nẵng sẽ quá tải du khách trong kỳ nghỉ lễ 30.4 và 1.5 năm nay. Hiện nay, tất cả các khách sạn ở TP Đà Nẵng đã được các công ty lữ hành đặt hết. Vì vậy, công ty đã tư vấn cho một số đoàn du khách thay đổi địa điểm du lịch từ Đà Nẵng sang các tỉnh khác như Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế…

Khá nhiều người, nhất là những người đã từng đến Đà Nẵng sau khi được tư vấn đã quyết định chuyển sang du lịch ở Quảng Bình. Địa phương này cũng có rất nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp. Hơn nữa, 2017 là năm mà tỉnh Quảng Bình coi trọng đầu tư rất nhiều cho ngành du lịch nên chất lượng phục vụ ở các điểm đến sẽ được nâng lên. Từ ngày 29.4 có thêm chuyến bay Hải Phòng - Đồng Hới được mở nên việc đi lại của du khách sẽ càng thuận tiện hơn.

Những du khách đi du lịch theo quy mô gia đình khi gọi điện đến công ty để tham khảo cũng đều được các nhân viên tận tình tư vấn về điểm đến, việc chọn phương tiện đi lại, nơi ăn, nghỉ thích hợp, thậm chí còn gọi điện để đặt hộ phòng trước.

Để “kích cầu” du khách tham gia các tour du lịch ngắn ngày, dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5 năm nay, một số công ty lữ hành đã giảm giá tour. Điển hình như Công ty TNHH Thương mại và Du lịch quốc tế Ngân Tùng giảm giá tour đi Sầm Sơn, Cửa Lò từ 1,5 triệu đồng xuống còn 1,3 triệu đồng/người; Sa Pa từ 2,6 triệu đồng xuống còn 2,4 triệu đồng/người. Công ty này cũng vừa đầu tư thay mới 6 xe ô tô từ 4 - 45 chỗ và nâng cao trình độ chuyên môn cho lái xe và các hướng dẫn viên đi theo đoàn.

Là một trong mấy kỳ nghỉ lễ dài ngày nhất trong năm

Là một trong mấy kỳ nghỉ lễ dài ngày nhất trong năm, rất đông du khách đã và đang sẵn sàng đổ về các điểm du lịch...
Đà Nẵng hút khách
Sắp đến kỳ nghỉ lễ 30.4 và 1.5, chị Nguyễn Thu Phương (48 tuổi, ở đường Trần Phú, TP Hải Dương) cùng các thành viên trong gia đình đã chuẩn bị sẵn sàng tâm thế cho chuyến đi du lịch Nha Trang - Đà Nẵng kéo dài 4 ngày, 3 đêm. Chị Phương háo hức: “Đây là lần đầu tiên cả gia đình tôi vào các thành phố trong đó. Nghe nói Đà Nẵng được mệnh danh là thành phố đáng sống nhất Việt Nam, có nhiều phong cảnh và các điểm vui chơi, giải trí hấp dẫn. Biển Nha Trang cũng rất đẹp. Vì vậy các thành viên trong gia đình tôi ai cũng háo hức, mong mau chóng đến kỳ nghỉ lễ”.

Xem thêm: sửa chữa tủ lạnh hitachi tại hà nội , bao hanh tu lanh hitachi ,  trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi         
Tình Trạng Này Khiến Không Ít Trường Học Gặp Khó Khăn P2

Rất nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học chọn Đà Nẵng là điểm đến trong dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5. Khảo sát tại 17 công ty lữ hành trên địa bàn tỉnh cho thấy lượng khách đăng ký đi du lịch dịp này tăng 10 - 40% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó số lượng du khách đặt tour có điểm đến là Đà Nẵng chiếm gần một nửa. Ông Nguyễn Tất Tùng, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Du lịch quốc tế Ngân Tùng ở 102 Trương Mỹ, phường Phạm Ngũ Lão (TP Hải Dương) cho biết dịp nghỉ lễ năm nay có hơn 1.000 người đã đăng ký đi du lịch tại công ty, tăng 400 người so với kỳ nghỉ lễ năm ngoái. “Được nghỉ dài nên hầu hết các gia đình, cơ quan đều chọn tour du lịch miền Trung. Lễ hội trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng năm 2017 sẽ kéo dài từ ngày 30.4 đến 24.6 (bắn vào 5 tối các ngày 30.4, 20.5, 27.5, 3.6 và 24.6). Đây là một trong những lý do khiến nhiều du khách lựa chọn thành phố thân thiện và xinh đẹp này làm điểm đến”, ông Tùng nói.

Tại các công ty lữ hành trên địa bàn tỉnh, mức giá niêm yết dành cho tour Đà Nẵng - Nha Trang 4 ngày, 3 đêm dao động trong khoảng 6 - 7 triệu đồng/người. Tour Phú Quốc hoặc Côn Đảo 4 ngày, 3 đêm có giá 7 - 8 triệu đồng/người.

Ngoài ra, các tour du lịch ngắn ngày cũng khá phong phú, hấp dẫn, được nhiều gia đình, cơ quan lựa chọn vì phù hợp với khả năng tài chính. Cụ thể, tour Cửa Lò 2 ngày, 1 đêm có giá 1,1 triệu đồng/người; Sa Pa 3 ngày, 2 đêm giá 2,4 triệu đồng/người, Cát Bà 3 ngày, 2 đêm có giá 2,5 triệu đồng/người; Hạ Long 2 ngày, 1 đêm 1,8 triệu đồng/người...

Đối với các tour du lịch nước ngoài, du khách có xu hướng lựa chọn các nước gần như Thái Lan, Singapore, Malaysia làm điểm đến. Những tour du lịch này thường kéo dài 5 ngày, 4 đêm với mức giá 7 - 12 triệu đồng/người.

Tình Trạng Này Khiến Không Ít Trường Học Gặp Khó Khăn P2

Có mặt ngay khi ngớt tiếng bom
13 giờ 30 ngày 5.11.1965, Mỹ điều 20 máy bay ném xuống cầu Lai Vu 50 quả bom loại 910 kg và 450 kg làm chết 19 bộ đội, công nhân, dân thường và làm 26 người bị thương. Các lực lượng hiệp đồng bắn rơi 1 máy bay F8U, cầu Lai Vu hư hỏng nhưng giao thông vẫn giữ vững. Sau đó hơn 10 ngày, Mỹ tiếp tục điều động 34 lượt máy bay F8U, A40, F4H oanh kích cầu Lai Vu. Tháng 12.1965, không quân Mỹ nhiều lần đánh phá cầu Phú Lương, Lai Vu, các điểm xung yếu trên đường 5. Ngày 19.6.1967, không quân Mỹ cho nhiều tốp máy bay bắn phá cầu Phú Lương, Lai Vu, dọc đường 5 từ Phú Thái đến thị xã Hải Dương. Chỉ sau 2 giờ, lực lượng GTVT đã phối hợp lắp xong cầu phao Cổ Pháp và làm đường tránh để không ách tắc giao thông...
Trong 34 ngày đêm (từ ngày 28.6.1967), Mỹ mở đợt đánh phá mới vào Hải Dương, huy động 1.321 lượt máy bay oanh tạc 71 đợt, 312 điểm, ném 2.649 quả bom, 164 bom bi mẹ, bắn 78 tên lửa, 11.446 quả rocket vào trận địa phòng không, hệ thống giao thông, cầu cống... Trong những ngày chiến tranh ác liệt đó, nhiều chiến sĩ ngành giao thông ngã xuống, như máy trưởng Đặng Hồng Đào, thủy thủ Nguyễn Văn Chuyển, lái ca nô rà bom từ trường Lê Đình Cuổng...

Xem thêm: hang bao hanh tu lanh hitachi,trung tam bao hanh tu lanh hitachi,bao hanh tu lanh samsung   

Với dã tâm cắt đứt tuyến đường 5A huyết mạch từ Hà Nội về Hải Phòng


"Cung đường tôi phụ trách có hơn chục công nhân, chủ yếu là nữ song hễ ngớt tiếng bom là chúng tôi có mặt. Những trận Mỹ không kích ban đêm, tôi phải lén ra khỏi nhà kẻo các con thức giấc. Mười mấy năm liên tục, không đếm xuể chị em trong cung đường đã san lấp được bao nhiêu hố bom và tu sửa bao nhiêu km đường cho những chuyến xe qua", cụ Hoàng Thị Vân, 80 tuổi ở khu La Văn Cầu (thị trấn Nam Sách) kể. Cụ Vân công tác tại Đoạn Bảo dưỡng đường bộ Hải Dương từ năm 1957, đến năm 1986 nghỉ hưu khi đang là Trưởng bến đò Hàn. Theo cụ Vân, tất cả công nhân theo dõi máy bay đến bằng mắt, bằng tai. Lấp hố bom bằng cuốc xẻng. Ăn uống kham khổ song ai cũng quyết tâm không để phương tiện phải chờ đợi lâu. Vì thế các trọng điểm như Cổ Pháp, Ninh Xá, ngã ba Hàng, bến phà Bình mặc dù bị đánh phá ác liệt song giao thông luôn bảo đảm.

Bên cạnh chiến đấu, bảo đảm giao thông, ngành GTVT Hải Dương còn thực hiện tốt nhiệm vụ chi viện cho chiến trường miền Nam ruột thịt. Từ năm 1965-1967, Ty GTVT thường xuyên tổ chức các đoàn vận tải ô tô, sà lan chở hàng phục vụ chiến trường miền Nam. Tổng số gạo chuyển vào Thanh Hóa, Nghệ An để chuyển tiếp vào chiến trường khoảng 10.000 tấn/năm.

Với cụ Minh, cụ Vân, gần nửa thế kỷ đã lùi xa, song ký ức về những trận oanh kích dữ dội của không quân Mỹ, tiếng nói cười của đồng đội mặt còn lấm lem khói bom, bùn đất trên các trọng điểm cầu đường vẫn còn nguyên vẹn. Những mất mát, hy sinh của cán bộ, công nhân ngành GTVT Hải Dương đã làm cho mạch máu giao thông thông suốt trước mưa bom, bão đạn của kẻ thù, đóng góp tích cực cùng cả nước giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Với dã tâm cắt đứt tuyến đường 5A huyết mạch từ Hà Nội về Hải Phòng

Trong chiến tranh chống Mỹ, cứu nước, ngành giao thông vận tải Hải Dương vượt qua mọi khó khăn để giữ "mạch máu" giao thông chi viện cho chiến trường miền Nam.
Giữ "mạch máu" thông suốt  
Đầu tháng 7.1965, làm việc tại Hải Dương, đồng chí Đỗ Mười khi đó là Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước căn dặn: Hải Phòng là cái miệng, đường 5 là cuống họng, Hà Nội là dạ dày. Nếu Hải Dương để địch chặn cuống họng thì rất nguy hiểm, nên tình huống nào Hải Dương cũng phải bảo đảm mạch máu giao thông thông suốt. Với tinh thần đó, hàng nghìn lượt cán bộ, công nhân ngành giao thông vận tải (GTVT) Hải Dương đã kiên cường bám trụ cầu đường dưới lớp lớp mưa bom, bão đạn của kẻ thù để gìn giữ mạch máu giao thông.

Xem thêm: bao hanh tu lanh hitachi ,trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội ,bảo hành tủ lạnh hitachi hà nội


Cụ Nguyễn Minh ở thôn Tông Phố, xã Thanh Quang (Nam Sách) là một trong những cán bộ tiền bối của ngành GTVT Hải Dương từng trực tiếp chiến đấu, bảo vệ cầu đường trong chiến tranh chống Mỹ. Năm nay đã 88 tuổi song đôi mắt cụ vẫn ánh lên vẻ tinh anh khi được hỏi về những giai đoạn ác liệt cùng đồng đội bảo vệ các trọng điểm trước những đợt oanh kích dữ dội của kẻ thù. "Nhiệm vụ chính trị cao nhất của ngành lúc đó là bảo đảm giao thông, nêu cao khẩu hiệu: Địch phá, ta sửa, ta đi/ Địch lại phá, ta lại sửa, ta đi", cụ Minh kể.

Trước khi nghỉ hưu năm 1989, cụ Minh là Trưởng ban Thanh tra chuyên trách Xí nghiệp Đường bộ Hải Dương. Những năm 1965 - 1967 và 1972, địch tập trung đánh phá các trọng điểm cầu Phú Lương, Lai Vu, ga Tiền Trung, Phạm Xá, Lai Khê... Khi ấy cụ Minh phụ trách 60 cán bộ, công nhân, sau tăng lên 80 người làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông trên 43 km đường 5A từ Quán Gỏi (Bình Giang) đến huyện Kim Thành, phụ trách đường 5B từ cầu phao Bến Hàn đến Cổ Pháp và đường từ ngã ba Lai Khê đến Quán Triều. "Thực hiện nghiêm mệnh lệnh ứng trực trên trận địa, có lần giỗ cha nhưng tôi cũng không về được dù chỉ cách nhà chục cây số. Đồng đội tôi nhiều người thương tích, những ông như Vũ Huy Băng, Vũ Gia Hốt... đã hy sinh do bom đạn của kẻ thù", cụ Nguyễn Minh rưng rưng.

Với dã tâm cắt đứt tuyến đường 5A huyết mạch từ Hà Nội về Hải Phòng, Mỹ đã điều hàng trăm lượt máy bay oanh kích, nhiều lần phá sập cầu Phú Lương, Lai Vu, phá hỏng đường sắt Hà Nội - Hải Phòng. Cao điểm nhất là chiến dịch hủy diệt liên tục trong vòng 1 tháng từ ngày 19.5 - 19.6.1967, Mỹ điều hàng trăm lượt máy bay, có ngày oanh kích 8 trận từ 6 giờ sáng đến đêm, đánh tan tành cầu Phú Lương, các ga Tiền Trung, Lai Khê. Không quản hiểm nguy, hàng nghìn lượt cán bộ, công nhân bám sát trận địa, san lấp hố bom mìn, sửa cầu, sửa đường để từng đoàn xe qua. Nhiều cán bộ, công nhân đã mãi mãi nằm lại trận địa hoặc để lại một phần xương máu do các đợt oanh kích dữ dội của kẻ thù.

Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Văn Sơn yêu cầu

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Văn Sơn yêu cầu các ngành nội chính tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm những vụ việc, vụ án dư luận quan tâm
Chiều 13.4, Ban Nội chính Tỉnh ủy tổ chức hội nghị giao ban với các ngành nội chính tỉnh kiểm điểm, đánh giá kết quả công tác quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2017.

Xem thêm: địa chỉ bảo hành tủ lạnh hitachi,sua tu lanh hitachi tai ha noi ,sua tu lanh samsung

Các xưởng sản xuất của Công ty TNHH May Hai Vina (Gia Lộc)


Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu các ngành nội chính tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Thực hiện hiệu quả Quy chế phối hợp số 07-QC/TU của Tỉnh ủy tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm những vụ việc, vụ án tham nhũng, nghiêm trọng, phức tạp, dư luận quan tâm. Ban Nội chính Tỉnh ủy cần làm tốt công tác tham mưu cho Tỉnh ủy về công tác nội chính, chủ động phối hợp với các cấp ủy, chính quyền, các sở, ngành, đoàn thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Công an tỉnh tiếp tục tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải quyết kịp thời các điểm mâu thuẫn, khiếu kiện trong nhân dân, các vụ đình công, lãn công, tình hình phức tạp trong tôn giáo. Tăng cường công tác bảo đảm an ninh kinh tế, an ninh thông tin, an ninh chính trị nội bộ, tôn giáo, nông thôn. Tiếp tục tổ chức tấn công, trấn áp, truy nã tội phạm, tập trung trấn áp tội phạm có tổ chức, các băng nhóm lưu manh, côn đồ, hoạt động bảo kê đòi nợ thuê, tội phạm giết người, ma túy, trộm cắp, cướp giật tài sản, khai thác cát trái phép. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh nắm vững nội dung, yêu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo đối với công tác quân sự, quốc phòng địa phương để triển khai phù hợp với đặc điểm, tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng thế trận an ninh nhân dân. Chỉ đạo, theo dõi các địa phương tổ chức đăng ký nghĩa vụ quân sự, triển khai công tác tuyển sinh quân sự năm 2017. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh tiếp tục kiểm sát chặt chẽ việc giải quyết các vụ, việc dân sự, án hành chính, kinh doanh thương mại, tổ chức thi hành án, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp. Chú trọng phối hợp với cơ quan điều tra, tòa án đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ trọng điểm, án tham nhũng, án dư luận xã hội quan tâm. Tòa án Nhân dân tỉnh chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ đẩy mạnh tiến độ, nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại án, không để xảy ra án quá hạn, án oan, sai nghiêm trọng. Cục Thi hành án dân sự tỉnh tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác thi hành án, đặc biệt là thi hành án hành chính, bảo đảm chỉ tiêu được giao. Thanh tra tỉnh tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, tích cực tham mưu, giải quyết các vụ khiếu kiện đông người. Triển khai thực hiện tốt các cuộc thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất, qua đó phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng. Sở Tư pháp tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết vấn đề quốc tịch, hộ tịch của trẻ em là con công dân Việt Nam với người nước ngoài đang cư trú trên địa bàn tỉnh. Tổ chức khảo sát nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp trong tỉnh.

Các xưởng sản xuất của Công ty TNHH May Hai Vina (Gia Lộc)

Trong 3 tháng đầu năm nay, nhiều chỉ số kinh tế của Hải Dương đạt khá, tạo đà cho tăng trưởng những tháng tiếp theo.
Khởi đầu thuận lợi
Theo Cục Thống kê, hết quý I, chỉ số sản xuất ngành dệt may tăng 35% so với cùng kỳ năm trước, dẫn đầu chỉ số sản xuất công nghiệp 3 tháng đầu năm.
Từ đầu tháng 3 đến nay, các xưởng sản xuất của Công ty TNHH May Hai Vina (Gia Lộc) chạy hết công suất. 3 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp này đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Ông Kim Hyung Soo, đại diện công ty cho biết: “Trong 3 tháng đầu năm, chúng tôi đã ký thêm nhiều đơn hàng mới, bảo đảm việc làm cho người lao động đến hết năm”.
 Tiếp tục ghi thêm kỷ lục về sản lượng bán hàng trong 3 tháng đầu năm nay, Công ty CP Thép Hòa Phát (Kinh Môn) đã tiêu thụ được gần 300.000 tấn. Thép cuộn rút dây chất lượng cao của công ty đã được xuất khẩu sang một số thị trường khó tính như Mỹ, Australia, Singapore. Hòa Phát cũng đã quan tâm đến cả những thị trường gần như Lào, Campuchia, Philippines. Sản phẩm bước đầu được người tiêu dùng nước bạn đánh giá cao. Theo ông Mai Văn Hà, Giám đốc công ty, những tháng đầu năm nhu cầu thép tại thị trường trong và ngoài nước đều tăng. Ngay từ tháng 1 năm nay, công ty đã xác lập kỷ lục mới, sản lượng thép đạt hơn 150.000 tấn. Đây là khởi đầu thuận lợi tạo động lực để Hòa Phát hoàn thành vượt mức kế hoạch năm.

Xem thêm: trung tam bao hanh tu lanh hitachisửa tủ lạnh hitachi tại hà nội,bao hanh tu lanh hitachi
Phóng viên Báo Hải Dương đã tiếp cận các tàu “cát tặc

Theo Sở Công thương, 3 tháng đầu năm nay, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tăng cao chủ yếu ở các lĩnh vực may mặc, điện - điện tử, thức ăn chăn nuôi, thực phẩm chế biến...

Sản xuất nông nghiệp cũng đạt những kết quả tích cực. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản ước tăng hơn 5,4% so với cùng kỳ năm 2016. Đặc biệt, sản phẩm vụ đông cơ bản tiêu thụ thuận lợi, giá bán cao, ổn định. Năng suất, sản lượng của hầu hết các cây trồng đều tăng. Năng suất rau vụ đông đạt 228,26 tạ/ha, tăng 5,56%, sản lượng 407.000 tấn, tăng 7,4% so với vụ đông năm 2016.

Số doanh nghiệp thành lập mới cũng tăng mạnh, phản ánh sự chuyển biến tích cực của kinh tế Hải Dương 3 tháng đầu năm. Ngay trong quý I, toàn tỉnh có 392 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm ngoái, với tổng vốn đầu tư gần 2.000 tỷ đồng, tăng 136,9%. Theo nhận định của Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Xuân Đoan, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng mạnh cho thấy “sức sống” của môi trường kinh doanh và những cơ hội đầu tư kinh doanh ở tỉnh ta tiếp tục rộng mở. Đây chính là động lực để kinh tế của tỉnh phát triển trong thời kỳ hội nhập.

Những dấu hiệu lạc quan của bức tranh kinh tế Hải Dương còn thể hiện ở tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước. Vốn vay chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sản xuất. Lần đầu tiên ngay trong quý I, kim ngạch xuất khẩu đã chạm ngưỡng 1 tỷ USD. 3 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh cũng đạt khá, tăng hơn 35% so với cùng kỳ năm 2016.

Năng động trong chỉ đạo, điều hành

Mặc dù kinh tế 3 tháng đầu năm đạt kết quả khả quan nhưng theo nhận định của lãnh đạo UBND tỉnh và các sở, ban, ngành tại phiên họp thường kỳ tháng 3, thời gian tới, kinh tế Hải Dương sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Theo ông Nguyễn Xuân Đoan, thực tế chỉ số năng lực cạnh tranh của Hải Dương vẫn chưa được cải thiện nhiều, thậm chí còn bị giảm điểm, thua kém một số tỉnh cùng khu vực. Sản xuất nông nghiệp dự báo sẽ gặp trở ngại do tác động của biến đổi khí hậu, giá nông sản bấp bênh, dịch bệnh dễ bùng phát.
Trước những khó khăn, thách thức, thời gian tới, các cấp, các ngành phải có biện pháp quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017 tăng từ 8% trở lên. Tăng cường cải cách thủ tục hành chính; xây dựng chính quyền kiến tạo, tạo sự chuyển biến rõ nét trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giúp cộng đồng doanh nghiệp phát triển nhanh. Ngay trong tháng 4 này, Hải Dương sẽ tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp lần thứ nhất.

Theo nhận định của đồng chí Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, tăng trưởng kinh tế của tỉnh 3 tháng đầu năm có nhiều dấu hiệu lạc quan, cần coi đây là động lực để phát triển. Tuy nhiên, các sở, ban, ngành và các địa phương cần tiếp tục nâng cao hiệu quả giải quyết các kiến nghị, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp. Trong cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp cần phải nhanh, quyết liệt hơn nữa. Có như vậy, kinh tế của tỉnh những tháng tiếp theo mới phát triển nhanh, mạnh và vững chắc.

Phóng viên Báo Hải Dương đã tiếp cận các tàu “cát tặc

Khoảng 8 giờ tối 13.4, phóng viên Báo Hải Dương đã tiếp cận các tàu “cát tặc” đang hoạt động tại khu vực ngã ba sông Thái Bình.
Nhận được phản ánh của người dân thôn Chí Linh, xã Nhân Huệ (Chí Linh) về tình trạng khai thác cát trái phép tái diễn vào ban đêm ở khu vực ngã ba sông Thái Bình, khoảng 8 giờ tối 13.4, phóng viên Báo Hải Dương đã tiếp cận các tàu “cát tặc” đang hoạt động tại đây.

Xem thêm:  dia chi bao hanh tu lanh hitachisua chua tu lanh hitachisửa cửa cuốn     
Hội LHPN huyện Nam Sách vừa phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị

Từ xa không nhìn rõ các tàu cát song có thể nghe rất rõ tiếng máy nổ. Một người dân cho biết, hôm nào cũng thế, cứ chập tối là các tàu này hoạt động. Hôm nay, khoảng 7 giờ 30 tối đã có hơn 5 tàu hút cát.  
Khi chúng tôi xuống tới bờ sông thì thấy một nhóm tàu ở khu vực thượng nguồn, một nhóm tàu khác ở khu vực gần đò Lấu Khê, xã Hiệp Cát (Nam Sách) đang khai thác cát. Tiếng máy nổ đinh tai nhức óc.
Để tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng, các tàu tắt hết đèn. Mọi hoạt động chỉ thực hiện dưới ánh đèn pin.
Một số người dân cho biết, một nhóm tàu của người tại địa phương, nhóm khác ở bên Bắc Ninh.
Chúng tôi và một số người dân dùng một chiếc đò máy áp sát các tàu “cát tặc”. Ngay khi nghe thấy tiếng đò máy, các tàu hút cát cảnh giới chiếu đèn tới tấp. Hai chiếc tàu quay đầu bỏ chạy về phía Bắc Ninh. Còn 3 tàu khác vẫn hút cát bình thường.
Khi đò máy áp mạn tàu chúng tôi bấm đèn xua đuổi, những người trên tàu hút cát cũng bật đèn pin rọi lại. Chỉ khi nhận ra mình đang bị ghi hình, những người này mới cho tàu chạy đi. Trong chốc lát, cả khúc sông trở lại im ắng.

Nhưng khi chúng tôi cùng người dân về tới bờ chưa lâu thì các tàu trên tiếp tục quay trở lại hoạt động. Người dân đã nhiều lần dùng đò máy để xua đuổi tàu hút cát nhưng tình trạng tương tự lại diễn ra.
Ông Đỗ Văn San, Phó Trưởng Công an xã Nhân Huệ cho biết: Tình trạng khai thác cát trái phép tại ngã ba sông này đã diễn ra từ lâu. Trung bình mỗi ngày có từ 5-8 tàu hoạt động. Mặc dù chính quyền địa phương và cơ quan chức năng của thị xã đã nhiều lần vào cuộc xử lý, song các đối tượng vẫn ngang nhiên vi phạm. Các chủ tàu còn có hành động thách thức, chống trả cơ quan chức năng khi bị bắt giữ, xử lý. Đỉnh điểm vào năm ngoái, một số công an viên của xã Nhân Huệ bị chủ tàu dùng dao đe dọa.
Được biết khoảng cuối năm ngoái, sau khi chủ tàu cát tên Nguyễn Thị Mười ở Bắc Ninh bị xử lý hình sự vì hoạt động khai thác cát trái phép và chống người thi hành công vụ thì nạn “cát tặc” ở khu vực này mới lắng xuống được khoảng 1 tháng. Sau đó, để tránh các cơ quan chức năng phát hiện, "cát tặc" chuyển sang hoạt động vào ban đêm.
Hoạt động khai thác cát trái phép đã gây sạt lở bờ bãi. Không chỉ thế, việc khai thác cát trái phép đã làm nứt sân, tường của nhiều nhà dân ở xóm Độc Lập, thôn Chí Linh 3.

Chỉ các vết nứt đút vừa ngón tay trên tường nhà, ông Bùi Văn Nhụ cho biết: "Nhà tôi xây dựng kiên cố, nhưng từ khi có "cát tặc" thì tường nhà bắt đầu bị nứt chằng chịt". Tương tự, trần, tường và nền nhà ông Đặng Văn Yến là hàng xóm của ông Nhụ cũng dày đặc vết nứt.

Bà Phan Thị Lan cũng ở xóm Độc Lập bức xúc: "Nhà chúng tôi ở gần sông nên khổ lắm. Đêm đêm tiếng máy nổ của tàu hút cát hành hạ nên không ngủ được. Bờ bãi ven sông đã có rất nhiều đoạn sạt lở. Nếu tình trạng này tiếp diễn, chẳng mấy mà đất canh tác của chúng tôi cũng bị trôi xuống sông".

Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

Hội LHPN huyện Nam Sách vừa phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị

Hội LHPN huyện Nam Sách vừa phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện tổ chức bế giảng lớp tập huấn lý luận chính trị và nghiệp vụ công tác hội cho 102 cán bộ hội phụ nữ cấp cơ sở.
Trong thời gian 4 ngày, từ ngày 3 đến ngày 7/4/2017, 102 cán bộ hội phụ nữ cấp cơ sở được nghiên cứu các chuyên đề: Hệ thống chính trị và phương thức lãnh đạo của Đảng với hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay; quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về công tác phụ nữ; hệ thống tổ chức Hội LHPN Việt Nam; một số nghiệp vụ công tác đối với cán bộ hội phụ nữ cơ sở; một số đề án Hội LHPN đang thực hiện; Hội LHPN các cấp tham gia phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới và thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình "5 không 3 sạch".

Xem thêm:  hãng bảo hành tủ lạnh hitachi,sửa chữa tủ lanh hitachi lắp đặt cửa cuốn
Để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT năm nay đạt kết quả cao

Kết thúc khóa học, Ban tổ chức lớp học đã trao chứng chỉ cho 102 học viên trong đó loại giỏi chiếm 75,5%; loại khá chiếm 21,6%; loại trung bình chiếm 2,9%.
Cũng trong thời gian này, Hội LHPN huyện còn phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy tổ chức Hội nghị tuyên truyền Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và nói chuyện thời sự về tình hình quốc phòng, an ninh cho 107 cán bộ Hội cơ sở và cán bộ chuyên trách Hội LHPN huyện; Tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trình bày văn bản trong hệ thống Hội cho 38 Chủ tịch, phó chủ tịch Hội LHPN xã, thị trấn.
Sáng 12/4 xã Cộng Hòa đã tổ chức Lễ khai mạc Đại hội Thể dục thể thao lần thứ 8. Đồng chí Hồ Ngọc Lâm - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban tổ chức Đại hội TDTT huyện lần thứ 8 về dự
Lễ khai mạc có sự tham gia của gần 500 vận động viên đại diện cho các khối ban, ngành, đoàn thể, các thôn và các trường học trên địa bàn xã. Ngay sau lễ khai mạc, ban tổ chức Đại hội TDTT xã Cộng Hòa đã tổ chức thi đấu 2 môn thể thao là kéo co và cầu lông. Đây là 2 trong tổng số 5 môn thể thao thi đấu tại đại hội gồm: Cờ tướng, kéo co, cầu lông, bóng bàn và chạy việt dã. Trước đó, môn cờ tướng đã thi đấu xong từ đầu tháng 3/2017. Hai môn còn lại là: Môn chạy việt dã và bóng bàn sẽ được xã Cộng Hòa tổ chức thi đấu từ nay đến ngày 19/5/2017.
Thông qua Đại hội TDTT  tạo khí thế sôi nổi trong cán bộ và nhân dân xã Cộng Hòa thiết thực  hưởng ứng cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" và chào mừng kỷ niệm 42 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của luyện tập thể dục, thể thao trong việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và xây dựng lối sống, môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
Đây cũng là dịp để xã Cộng Hòa tuyển chọn những vận động viên xuất sắc tham gia Đại hội Thể dục thể thao huyện trong thời gian tới.

Để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT năm nay đạt kết quả cao

Từ đầu năm học 2016 - 2017 đến nay, để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT năm nay đạt kết quả cao các trường THPT trong tỉnh đã chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng học tập, tài liệu ôn thi và tăng số lần thi thử cho học sinh làm quen với hình thức thi mới.
Trường THPT Gia Lộc, huyện Gia Lộc là cơ sở giáo dục sớm triển khai chương trình thi thử cho học sinh. Từ đầu tháng 2 năm 2017, ngay sau khi Bộ giáo dục ban hành quy chế thi THPT quốc gia theo hình thức mới, nhà trường đã họp với cán bộ giáo viên, phụ huynh và học sinh để phổ biến, hướng dẫn và tiến hành thi thử. Tổ chức cho học sinh đăng ký bài thi tổ hợp tự chọn trên cơ sở năng lực của học sinh. Nhà trường cũng hướng dẫn học sinh dần quen cách thi mới, kể cả với những môn lần đầu thi trắc nghiệm như toán, giáo dục công dân.

Xem thêm: trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi ,  sua tu lanh hitachi ,sửa tủ lạnh samsung
Danh tướng thời Vua Hùng Vương thứ 18 - Bảo Phúc đại vương được nhân dân thờ phụng

Để chuẩn bị tốt cho kỳ thi THPT sắp tới, trường THPT Nam Sách đã thực hiện kiểm tra định kỳ với khối 12 theo hướng dẫn thi THPT bằng hình thức trắc nghiệm đối với 8 môn (trừ môn ngữ văn). Ngoài ra nhà trường đã dựa trên ngân hàng đề của nhà trường để xây dựng 12 mã đề khác nhau cho học sinh thi thử. Riêng đối với môn giáo dục công dân nhà trường đã cử các giáo viên có kinh nghiệm tiến hành giảng dạy, hướng dẫn cho học sinh ôn tập kiến thức và phương pháp làm bài thi.

Bước vào giai đoạn gấp rút như hiện nay, các trường THPT trong toàn tỉnh đều tăng cường tổ chức thi thử trong học kỳ 2. Số lần thi thử được tổ chức tương tự thi thật nhằm giúp học sinh thích ứng với kỳ thi một cách tốt nhất. Các trường cũng đã tổ chức sinh hoạt chuyên đề, lập các tổ, nhóm chuyên ra đề thi và khuyến khích sự giao lưu, trao đổi giữa giáo viên trong trường với giáo viên ở các trường khác.

Giúp học sinh làm quen với kỳ thi thật thông qua việc thi thử, hỗ trợ giáo viên và tìm ra những phần học sinh còn yếu để tìm cách khắc phục chính là cách mà các trường THPT trong toàn tỉnh đang làm trong giai đoạn hiện nay nhằm giúp các học sinh có một kỳ thi an toàn đạt kết quả cao./.
Sáng 11.4, Ban Tổ chức Tỉnh ủy tổ chức giao ban công tác tổ chức xây dựng Đảng quý I, triển khai nhiệm vụ quý II năm 2017
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Phạm Xuân Thăng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm mà ngành cần tập trung thực hiện trong quý II và thời gian tới. Theo đó, toàn ngành tiếp tục theo dõi, đôn đốc, làm tốt công tác tham mưu cho các cấp ủy thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Tiếp tục nâng cao chất lượng tham mưu về công tác cán bộ, không để xảy ra sai sót trong quy định, quy trình bổ nhiệm cán bộ. Làm tốt công tác hướng dẫn, triển khai việc rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2015-2020, xây dựng quy hoạch giai đoạn 2020-2025 trong toàn tỉnh, bảo đảm đúng quy trình, công tâm, khách quan. Thực hiện nghiêm chủ trương tinh giản biên chế gắn với sắp xếp việc làm theo Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Đảng, MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội thuộc tỉnh. Tiếp tục thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU về "Sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2016-2020" một cách quyết liệt. Tham mưu giúp Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết chuyên đề về "Nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng ở cơ sở". Tham mưu các giải pháp về củng cố, phát triển tổ chức đảng và các đoàn thể chính trị-xã hội trong các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới lề lối, phương pháp làm việc, quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức xây dựng Đảng.

Danh tướng thời Vua Hùng Vương thứ 18 - Bảo Phúc đại vương được nhân dân thờ phụng

Danh tướng thời Vua Hùng Vương thứ 18 - Bảo Phúc đại vương được nhân dân thờ phụng tại đền - chùa Cậy, xã Long Xuyên (Bình Giang).
Là một trong những danh tướng có công phò Vua Hùng Vương đời thứ 18 cứu nước, Bảo Phúc đại vương được nhân dân ghi nhớ công ơn và thờ phụng tại đền - chùa Cậy, xã Long Xuyên (Bình Giang). Lễ hội chính diễn ra từ ngày 10 - 16.2 (âm lịch) hằng năm.

Xem thêm:trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi hà nội , sửa tủ lạnh hitachi , sua cua cuon
Giáo viên Trường Mầm non Quang Trung (TP Hải Dương).

Theo bảng thần tích còn lưu giữ ở đền Cậy, vào ngày 10.2 năm Giáp Thìn, thời Vua Hùng Vương thứ 18, vợ chồng ông bà Nguyễn Đức, Đào Thị làm nghề bốc thuốc cứu người đã sinh được người con trai tướng mạo khác thường, đặt tên là Phúc Công. Lên 5 tuổi, Phúc Công đã tỏ ra thông minh hơn người, biết lễ nghĩa. Năm Phúc Công 16 tuổi, cha mẹ đều qua đời. Năm ông 19 tuổi, nhà Thục nổi dậy đánh nhà nước Văn Lang. Hùng Duệ Vương xuống chiếu cầu người hiền tài ra giúp nước.Phúc Công liền vào yết kiến nhà vua và ứng đối trôi chảy, nhà vua rất hài lòng, phong làm Hữu đạo Đại tướng quân. Ông cùng với Tản Viên Sơn Thánh tổ chức thao luyện binh mã chờ ngày xuất quân. Khi có lệnh của nhà vua, Hữu đạo Đại tướng quân Phúc Công kéo quân đến nơi nhà Thục đóng quân ở Sóc Sơn. Do lực mỏng, quân của Phúc Công đã bị quân Thục vây hãm trùng trùng điệp điệp nhiều ngày rất nguy khốn. Trong khi quân tiếp viện của triều đình không đến kịp, lương thảo, nước uống cạn kiệt. Lúc này, ông động viên quân sĩ quyết chí một lòng chiến đấu mở đường máu và đã đánh tan quân Thục. Khi đất nước trở lại thái bình, nhà vua mở tiệc khao thưởng ba quân. Ông Phúc Công được nhà vua ban cho hưởng thực ấp ở đạo Hải Dương. Ngày 22.9 (không rõ năm), ông qua đời. Biết tin, nhà vua vô cùng thương xót, cử người về quê làm lễ mai táng và ban sắc phong cho Phúc Công là Phúc thần nhất vị Bảo Phúc đại vương. Để tưởng nhớ công lao của Phúc Công, nhân dân địa phương đã tôn ngài làm thành hoàng thờ ở đền Cậy, còn ông bà Nguyễn Đức, Đào Thị cha mẹ của ông được thờ tại chùa Cậy.

Từ nhiều đời nay, hằng năm, vào ngày sinh và ngày mất của Bảo Phúc đại vương, nhân dân địa phương đều tổ chức lễ hội. Kỳ lễ hội diễn ra vào ngày sinh có quy mô lớn hơn và thu hút được đông đảo du khách thập phương đến dự.  

Có thời gian dài, lễ hội đền- chùa Cậy bị mai một. Năm 1994, sau khi di tích được xếp hạng cấp quốc gia, chính quyền địa phương và nhân dân đã tiến hành khôi phục lại lễ hội. Ông Trần Văn Lợi, Phó Chủ tịch UBND xã Long Xuyên nhận xét: "Lễ hội đền - chùa Cậy đã khôi phục lại các nghi lễ truyền thống và tổ chức trang nghiêm”.

Lễ hội gồm các nghi lễ chính như: mở cửa đền, bao sái, rước kiệu thánh ra sân đền, dâng hương, rước bộ từ đền đến đền thờ thánh phụ, thánh mẫu (trong khuôn viên chùa Vĩnh Bảo, tên nôm là chùa Cậy) rồi rước trở lại đền...

Một trong những nghi lễ truyền thống mà lễ hội còn bảo tồn được là lễ rước ông lợn. Trước khi lễ hội diễn ra 2 - 3 tháng, thôn mua một con lợn nhờ người nuôi hộ. Thôn giao ước trước để người nuôi không được cho lợn ăn cám công nghiệp, giữ gìn chuồng sạch sẽ. Đến ngày lễ hội, trước khi giết, lợn được làm lễ tỉnh sinh: dùng một chén rượu đổ vào trán để tẩy uế, bảo đảm sự thanh sạch. Ông lợn được mổ banh, để cả con và trang trí mỡ chài phủ lên mình, miệng ngậm một bông hồng. Công việc hoàn thành, ông lợn được rước ra đền để làm lễ.

Không gian sôi động, cuốn hút du khách thập phương nhất trong lễ hội phải kể đến hội thi bơi thuyền chải, làm bánh trôi. Truyền thuyết về nguồn gốc của hội thi bơi thuyền chải vẫn được người dân lưu truyền. Đó là sau khi đánh thắng nhà Thục, Vua Hùng Vương thứ 18 lấy ngày 10.3 làm ngày Giỗ Tổ. Ngày này, các Lạc hầu, Lạc tướng trị vì ở các địa phương đều phải về kinh đô Phong Châu dự lễ. Ngày 9.3, dân làng mở hội đua thuyền để tiễn đưa Bảo Phúc đại vương. Nhiều năm nay, địa phương đã bàn bạc với nhân dân thống nhất chuyển hội thi đua thuyền chải từ ngày 9.3 sang tổ chức đúng vào dịp diễn ra lễ hội (từ 10 đến 16.2) để thu hút đông đảo người tham gia. Hiện nay, cách 1 năm hoặc vào năm chẵn, lễ hội tổ chức hội thi một lần. Mỗi khi hội thi diễn ra, từ đầu giờ chiều 13.2, nhân dân địa phương và du khách thập phương ùn ùn kéo về kín 2 bờ sông Cậy (khúc sông có cầu Cậy bắc qua) để xem các đội thuyền nam, nữ đua tài. Thành viên các đội thuyền đều là con em của thôn Cậy. Các thuyền đua vun vút lao về đích trong sự cổ vũ nhiệt tình của người dân. Kết thúc hội thi dù thắng hay thua mọi người đều rất vui vẻ.

Cùng với đua thuyền chải, một sản vật không thể thiếu để dâng lên đức thánh vào ngày lễ hội nơi đây là bánh trôi. Trước đây, gia đình nào của thôn Cậy cũng làm mâm bánh trôi để ra đền thắp hương. Ba năm nay, Ban Tổ chức lễ hội tổ chức thi làm bánh trôi giữa các xóm của thôn Cậy. Đội nào làm được bánh tròn, chín, đủ số lượng sẽ giành giải. Người thi thì tự hào vì được làm đồ dâng thánh còn người xem thì háo hức, tò mò.

Vào những ngày lễ hội, người dân thôn Cậy dù làm ăn ở đâu đều hướng về quê hương. Trước lễ hội, các gia đình lại gọi con cháu về để cùng ra đền - chùa thắp hương các cụ. Ông Đỗ Long Giang (82 tuổi) ở thôn Cậy chia sẻ: "Chúng tôi

Giáo viên Trường Mầm non Quang Trung (TP Hải Dương).

Đó là cô giáo Nguyễn Thị Điền, giáo viên Trường Mầm non Quang Trung (TP Hải Dương).
Cô Điền là đại diện duy nhất của tỉnh vừa tham dự và đoạt giải khuyến khích Cuộc thi Cô giáo tài năng duyên dáng toàn quốc do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức

Xem thêm:bao hanh tu lanh hitachitrung tam bao hanh tu lanh hitachi tai ha noi, sửa chữa cửa cuốn
Danh tướng thời Vua Hùng Vương thứ 18 - Bảo Phúc đại vương

Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cô học sinh Nguyễn Thị Điền đã luôn ao ước sau này sẽ trở thành giáo viên mầm non. Tháng 9.2003, cô thi đỗ vào Trường Cao đẳng Sư phạm mẫu giáo Trung ương I. Tốt nghiệp ra trường, cô Điền được phân công về công tác tại Trường Mầm non Bình Minh (TP Hải Dương). Cô Điền luôn dành phần lớn thời gian tìm tòi, nghiên cứu soạn giáo án, dàn dựng các tiết học, làm đồ chơi và rèn luyện kỹ năng cho trẻ. Trong suốt 5 năm công tác tại Trường Mầm non Bình Minh, cô Điền luôn đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, có nhiều sáng kiến kinh nghiệm đoạt giải cấp thành phố. Năm 2012, cô Điền chuyển về Trường Mầm non Quang Trung. Để giúp các bé thích đến trường và say mê học hỏi, cô Điền và đồng nghiệp thường đổi mới nội dung học tập của các bé, có nhiều sáng kiến giảng dạy phù hợp, nhẹ nhàng và phù hợp với trẻ. Từ đó giúp trẻ có cách nhìn nhận vấn đề, tư duy tốt hơn trong học tập. Ngay sau khi về trường, cô đã tham gia Hội thi Giáo viên giỏi cấp thành phố và đoạt giải nhì. Năm học 2013 - 2014, cô lại giành giải nhất tại hội thi cấp thành phố và cấp tỉnh. Ngoài ra, cô Điền còn tham gia cố vấn và là thành viên Ban giám khảo nhiều cuộc thi lớn của bậc học mầm non thành phố.

Không chỉ là giáo viên dạy giỏi, cô Điền còn tích cực tham gia các hoạt động đoàn thanh niên, công đoàn  nhà trường. Là đảng viên trẻ, trong các phong trào thi đua, cô luôn xung kích, tích cực tham gia các hoạt động, đạt danh hiệu Thanh niên tiên tiến cấp thành phố.

Hỏi: Thời gian gần đây, con gái tôi (16 tuổi) có biểu hiện lơ là, thiếu tập trung. Để kiểm tra, tôi đã nhiều lần đọc lén các tin nhắn của cháu nhưng chưa thấy gì. Một lần như vậy cháu đã phát hiện và cho rằng tôi xâm phạm bí mật riêng tư. Xin hỏi, tôi có quyền làm như vậy hay không?

NGUYỄN THỊ THỦY (Ninh Giang)
Trả lời: Khoản 2 điều 21 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”. Mặt khác, tại khoản 3 điều 38 Bộ luật Dân sự nêu: “Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định”.

Như vậy, dù cháu là con bạn nhưng nếu xét về luật bạn đã có dấu hiệu vi phạm đối với quyền bí mật, riêng tư của con. Để không bị coi là xâm phạm đời tư của con, bạn không nên xem lén tin nhắn của con mà nên quan tâm, gần gũi, chia sẻ với con nhiều hơn và nếu cần, bạn có thể đến tham vấn ý kiến của các chuyên gia tâm lý trong lĩnh vực này.

Danh tướng thời Vua Hùng Vương thứ 18 - Bảo Phúc đại vương

Danh tướng thời Vua Hùng Vương thứ 18 - Bảo Phúc đại vương được nhân dân thờ phụng tại đền - chùa Cậy, xã Long Xuyên (Bình Giang).
Là một trong những danh tướng có công phò Vua Hùng Vương đời thứ 18 cứu nước, Bảo Phúc đại vương được nhân dân ghi nhớ công ơn và thờ phụng tại đền - chùa Cậy, xã Long Xuyên (Bình Giang). Lễ hội chính diễn ra từ ngày 10 - 16.2 (âm lịch) hằng năm.

Xem thêm: bao hanh tu lanh hitachi , sửa chữa tủ lạnh hitachi , trung tâm bảo hành tủ lạnh samsung     
Đó là 3 anh em ruột họ Phan ở Cao Xá đã có công giúp Vua Hùng đánh giặc Ân

Theo bảng thần tích còn lưu giữ ở đền Cậy, vào ngày 10.2 năm Giáp Thìn, thời Vua Hùng Vương thứ 18, vợ chồng ông bà Nguyễn Đức, Đào Thị làm nghề bốc thuốc cứu người đã sinh được người con trai tướng mạo khác thường, đặt tên là Phúc Công. Lên 5 tuổi, Phúc Công đã tỏ ra thông minh hơn người, biết lễ nghĩa. Năm Phúc Công 16 tuổi, cha mẹ đều qua đời. Năm ông 19 tuổi, nhà Thục nổi dậy đánh nhà nước Văn Lang. Hùng Duệ Vương xuống chiếu cầu người hiền tài ra giúp nước.Phúc Công liền vào yết kiến nhà vua và ứng đối trôi chảy, nhà vua rất hài lòng, phong làm Hữu đạo Đại tướng quân. Ông cùng với Tản Viên Sơn Thánh tổ chức thao luyện binh mã chờ ngày xuất quân. Khi có lệnh của nhà vua, Hữu đạo Đại tướng quân Phúc Công kéo quân đến nơi nhà Thục đóng quân ở Sóc Sơn. Do lực mỏng, quân của Phúc Công đã bị quân Thục vây hãm trùng trùng điệp điệp nhiều ngày rất nguy khốn. Trong khi quân tiếp viện của triều đình không đến kịp, lương thảo, nước uống cạn kiệt. Lúc này, ông động viên quân sĩ quyết chí một lòng chiến đấu mở đường máu và đã đánh tan quân Thục. Khi đất nước trở lại thái bình, nhà vua mở tiệc khao thưởng ba quân. Ông Phúc Công được nhà vua ban cho hưởng thực ấp ở đạo Hải Dương. Ngày 22.9 (không rõ năm), ông qua đời. Biết tin, nhà vua vô cùng thương xót, cử người về quê làm lễ mai táng và ban sắc phong cho Phúc Công là Phúc thần nhất vị Bảo Phúc đại vương. Để tưởng nhớ công lao của Phúc Công, nhân dân địa phương đã tôn ngài làm thành hoàng thờ ở đền Cậy, còn ông bà Nguyễn Đức, Đào Thị cha mẹ của ông được thờ tại chùa Cậy.

Từ nhiều đời nay, hằng năm, vào ngày sinh và ngày mất của Bảo Phúc đại vương, nhân dân địa phương đều tổ chức lễ hội. Kỳ lễ hội diễn ra vào ngày sinh có quy mô lớn hơn và thu hút được đông đảo du khách thập phương đến dự.  

Có thời gian dài, lễ hội đền- chùa Cậy bị mai một. Năm 1994, sau khi di tích được xếp hạng cấp quốc gia, chính quyền địa phương và nhân dân đã tiến hành khôi phục lại lễ hội. Ông Trần Văn Lợi, Phó Chủ tịch UBND xã Long Xuyên nhận xét: "Lễ hội đền - chùa Cậy đã khôi phục lại các nghi lễ truyền thống và tổ chức trang nghiêm”.

Lễ hội gồm các nghi lễ chính như: mở cửa đền, bao sái, rước kiệu thánh ra sân đền, dâng hương, rước bộ từ đền đến đền thờ thánh phụ, thánh mẫu (trong khuôn viên chùa Vĩnh Bảo, tên nôm là chùa Cậy) rồi rước trở lại đền...

Một trong những nghi lễ truyền thống mà lễ hội còn bảo tồn được là lễ rước ông lợn. Trước khi lễ hội diễn ra 2 - 3 tháng, thôn mua một con lợn nhờ người nuôi hộ. Thôn giao ước trước để người nuôi không được cho lợn ăn cám công nghiệp, giữ gìn chuồng sạch sẽ. Đến ngày lễ hội, trước khi giết, lợn được làm lễ tỉnh sinh: dùng một chén rượu đổ vào trán để tẩy uế, bảo đảm sự thanh sạch. Ông lợn được mổ banh, để cả con và trang trí mỡ chài phủ lên mình, miệng ngậm một bông hồng. Công việc hoàn thành, ông lợn được rước ra đền để làm lễ.

Không gian sôi động, cuốn hút du khách thập phương nhất trong lễ hội phải kể đến hội thi bơi thuyền chải, làm bánh trôi. Truyền thuyết về nguồn gốc của hội thi bơi thuyền chải vẫn được người dân lưu truyền. Đó là sau khi đánh thắng nhà Thục, Vua Hùng Vương thứ 18 lấy ngày 10.3 làm ngày Giỗ Tổ. Ngày này, các Lạc hầu, Lạc tướng trị vì ở các địa phương đều phải về kinh đô Phong Châu dự lễ. Ngày 9.3, dân làng mở hội đua thuyền để tiễn đưa Bảo Phúc đại vương. Nhiều năm nay, địa phương đã bàn bạc với nhân dân thống nhất chuyển hội thi đua thuyền chải từ ngày 9.3 sang tổ chức đúng vào dịp diễn ra lễ hội (từ 10 đến 16.2) để thu hút đông đảo người tham gia. Hiện nay, cách 1 năm hoặc vào năm chẵn, lễ hội tổ chức hội thi một lần. Mỗi khi hội thi diễn ra, từ đầu giờ chiều 13.2, nhân dân địa phương và du khách thập phương ùn ùn kéo về kín 2 bờ sông Cậy (khúc sông có cầu Cậy bắc qua) để xem các đội thuyền nam, nữ đua tài. Thành viên các đội thuyền đều là con em của thôn Cậy. Các thuyền đua vun vút lao về đích trong sự cổ vũ nhiệt tình của người dân. Kết thúc hội thi dù thắng hay thua mọi người đều rất vui vẻ.

Cùng với đua thuyền chải, một sản vật không thể thiếu để dâng lên đức thánh vào ngày lễ hội nơi đây là bánh trôi. Trước đây, gia đình nào của thôn Cậy cũng làm mâm bánh trôi để ra đền thắp hương. Ba năm nay, Ban Tổ chức lễ hội tổ chức thi làm bánh trôi giữa các xóm của thôn Cậy. Đội nào làm được bánh tròn, chín, đủ số lượng sẽ giành giải. Người thi thì tự hào vì được làm đồ dâng thánh còn người xem thì háo hức, tò mò.

Vào những ngày lễ hội, người dân thôn Cậy dù làm ăn ở đâu đều hướng về quê hương. Trước lễ hội, các gia đình lại gọi con cháu về để cùng ra đền - chùa thắp hương các cụ. Ông Đỗ Long Giang (82 tuổi) ở thôn Cậy chia sẻ: "Chúng tôi

Đó là 3 anh em ruột họ Phan ở Cao Xá đã có công giúp Vua Hùng đánh giặc Ân

Đó là 3 anh em ruột họ Phan ở Cao Xá đã có công giúp Vua Hùng đánh giặc Ân cứu nước. Câu chuyện của các bậc tiền nhân đã trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây.
Dốc lòng giúp nước
Chỉ là huyền sử song về thôn Cao Xá, xã Thái Hòa (Bình Giang), chúng tôi được người dân trong thôn kể cho nghe chuyện về các vị thành hoàng của làng với lòng tự hào. Dẫn chúng tôi thăm ngôi đình Cao Xá với kiến trúc cổ kính, ông Hà Văn Túc (79 tuổi), người đã có 8 năm trông coi di tích cho biết: Theo ngọc phả đình Cao Xá, dưới triều Vua Hùng Vương thứ 6, có gia đình ông Phan Tiệp cùng vợ là Nguyễn Thị Phúc đến sinh sống tại chùa thôn Cao Xá. Ông bà là người đức độ, nhân từ, có lòng thương người, mến khách. Vốn biết nghề thuốc nên mỗi khi trong vùng có người đau ốm, ông bà đều ra tay cứu giúp. Cùng với chữa bệnh, mỗi khi gặp người khó khăn, hoạn nạn, ông bà đều tương trợ. Đức độ của ông bà vì thế mà lan truyền khắp vùng, nhân dân vô cùng biết ơn và kính trọng.

Xem thêm: tram bao hanh tu lanh hitachi , bao hanh tu lanh hitachi ,sua tu lanh samsung
Việc bố trí các hàng quán tại khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc p2

Thời gian lưu lại Cao Xá, vợ chồng ông bà sinh được 3 người con trai, đặt tên là Phan Chí, Phan Khí và Phan Minh. Lúc lớn lên ông bà cho 3 con theo học Ngô Tiên Sinh ở làng Nhữ Thị. 3 cậu bé thông minh hơn người lại học hành chăm chỉ, tôn sư trọng đạo nên rất được thầy yêu, bạn mến. Thời gian trôi đi, 3 anh em đã trở thành những chàng trai tinh thông văn võ nổi tiếng khắp vùng.

Khi đó, đất nước có giặc Ân xâm lăng, Vua Hùng Vương liền sai sứ giả đi khắp thiên hạ kén chọn người tài ra giúp nước đánh giặc. Theo sử chép, nước Văn Lang đến thời Hùng Vương thứ 6 gặp nhiều tai biến, dân tình cực khổ vô cùng. Hùm beo hợp thành đàn về bắt người, phá của ở các bộ: Phong Châu, Phúc Lộc, Chu Diên, Tân Hưng, Vũ Ninh, Vũ Định. Trong khi đó ngoài biên ải, giặc Ân xâm chiếm bờ cõi, nhăm nhe thôn tính nước ta. Trước những tai họa lớn dồn dập, Vua Hùng họp triều thần tại thành Phong Châu bàn kế cứu dân, cứu nước. Cả nước dấy lên một không khí giết giặc lập công dâng lên Vua Hùng. Sách “Thiên nam ngữ lục” cho biết: giặc Ân đông như kiến, quân đến chục vạn, tướng đến gần nghìn. Theo “Lĩnh Nam chích quái” thì giặc Ân đóng đồn chi chít dọc sông Vũ Ninh (tức sông từ Lục Đầu đến ngã ba Xà) và dọc sông Sóc Giang (tức sông Cà Lồ và sông Công). Chúng lại chiếm giữ địa thế cao của các núi Trâu Sơn, Phả Lại, Thất Diệu... Đi đến đâu chúng cũng tìm cách cướp bóc của cải, giết hại dân lành. Trước vận nước lâm nguy, 3 anh em họ Phan từ biệt mẹ cha, làng xóm lên đường ra trận. Với võ nghệ hơn người, 3 anh em họ Phan chiến đấu dũng cảm, tả xung hữu đột, lập nhiều công trạng, được nhà vua phong tướng và trọng thưởng. Ba ông đã cùng các tướng lĩnh của Vua Hùng đánh nhiều trận oanh liệt vào đại bản doanh của thái tử Ân và Thạch Linh thần tướng, chém nhiều tướng giặc, đẩy lùi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi.

Trong một trận kịch chiến, hai vị tướng Phan Chí và Phan Khí lọt vào vòng vây của giặc và hy sinh. Vừa mang thù nhà vừa mang nợ nước, tướng quân Phan Minh dốc tâm diệt giặc lập thêm nhiều công lớn. Giặc Ân thua chạy, tướng quân Phan Minh được vua trọng thưởng song ông xin trở về Cao Xá phụng dưỡng cha mẹ già, hương khói cho hai anh rồi mất tại đây.

Phúc thần muôn dân

Để ghi nhớ công lao của 3 vị tướng họ Phan, nhà vua đã phong cho các ngài làm phúc thần, giao cho các thôn Cao Xá, Nhữ Thị, An Đông (xã Thái Hòa) lập đình thờ. Vua ra sắc chỉ tấn phong anh cả Phan Chí là Đệ nhất chí công, quản lĩnh tả đạo đại tướng quân dũng khí hầu; anh hai Phan Khí là Đệ nhị chí công, quản lĩnh hữu đạo đại tướng quân kinh khí hầu; em út Phan Minh là Đệ tam minh công, đề giám sát hậu quân thông minh hầu. Đình Cao Xá là một trong những nơi thờ phụng 3 tướng, được xây dựng từ sớm, lúc đầu còn nhỏ, đến thời Nguyễn được tu tạo to đẹp. Công trình uy nghi tọa lạc giữa làng gồm 5 gian tiền bái với nhiều mảng chạm khắc rồng, phượng, tùng, hạc, sen, rùa, tôm, cua cá… rất tinh xảo. Hậu cung gian chính giữa có đặt ban thờ, trên có 3 cỗ ngai và mũ áo thành hoàng. Với kiến trúc đặc sắc, giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh tiêu biểu, đình Cao Xá đã được Nhà nước xếp hạng di tích quốc gia năm 1994. Hiện di tích còn nhiều cổ vật và 6 đạo sắc phong thời các Vua Thành Thái và Khải Định.

Ông Vũ Văn Tĩnh, Phó Chủ tịch UBND xã Thái Hòa cho biết cùng với đình Cao Xá, đình Nhữ Thị và đình An Đông của xã cũng tôn các ngài làm thành hoàng. Hai công trình này đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 2008 và năm 2017.

Lễ hội truyền thống diễn ra vào ngày mùng 9 và 10 tháng giêng hằng năm là sự kiện văn hóa lớn không chỉ của nhân dân 3 thôn trong xã mà còn của cả vùng. Ngày chính hội, cả 3 làng Cao Xá, Nhữ Thị và An Đông đều linh đình tổ chức lễ rước kiệu các tướng ra ngôi nghè chung để cúng tế.

Vào mỗi dịp tháng giêng, cháu con 3 làng dù làm ăn đâu xa cùng trở về tham dự lễ hội truyền thống để tưởng nhớ công lao các bậc tiền nhân đã có công đánh giặc giúp nước và ôn lại truyền thống con Lạc cháu Hồng.

Việc bố trí các hàng quán tại khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc p2

Ngày 2.3, tại cuộc họp tổng kết Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2017, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lương Văn Cầu đã chỉ đạo ngành chuyên môn và các đơn vị liên quan khẩn trương tiến hành quy hoạch hàng quán dịch vụ để di chuyển các hộ kinh doanh trong khu vực nội tự chùa Côn Sơn và hai bên đường đá đi vào đền Kiếp Bạc ra bên ngoài cho phù hợp. Chấm dứt hợp đồng đấu thầu, triển khai các trình tự thu hồi 3 hồ tại đền Kiếp Bạc và tiến hành cải tạo để bảo đảm vệ sinh môi trường khu di tích. Ngày 9.3, sau khi kiểm tra thực tế tại khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, đồng chí Lương Văn Cầu tiếp tục yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương nhanh chóng thu hồi 3 hồ tại đền Kiếp Bạc theo quy định của Nhà nước, đồng thời rà soát tổng thể, tham mưu, đề xuất phương án quy hoạch dịch vụ bán hàng tại khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Xem thêm:trung tam bao hanh tu lanh hitachi sua tu lanh hitachi,,sửa tủ lạnh samsung
Việc bố trí các hàng quán tại khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc
Ông Nguyễn Văn Huỳnh, Phó Chủ tịch UBND thị xã Chí Linh cho biết, được UBND tỉnh ủy quyền, ngày 28.3, UBND thị xã Chí Linh đã thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng, thu hồi 3 ao tại đền Kiếp Bạc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Đến nay, thị xã đã chỉ đạo ngành chuyên môn niêm yết thông báo thu hồi 3 ao tại trụ sở UBND xã Hưng Đạo để các hộ dân được biết. Các bước thu hồi, giải phóng mặt bằng sẽ được làm theo đúng trình tự, quy định của Nhà nước. Nhìn chung các hộ dân đều đồng tình với chủ trương của tỉnh. Dự kiến trong tháng 4 này công tác giải phóng mặt bằng sẽ cơ bản thực hiện xong.

Đại diện Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc cho biết đã tham mưu phương án di dời hàng quán tại 2 khu di tích ra phía ngoài với UBND tỉnh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đối với khu di tích Kiếp Bạc, chấm dứt các dịch vụ, hàng quán trên đường đá đi vào khu di tích. Di dời toàn bộ hàng quán, dịch vụ ở hai bên đường từ cổng đền ra đê sông Lục Đầu và ra khu vực bãi xe số 1 (giáp hồ Viên Lăng). Mở rộng bãi xe số 1 thêm 2.400 m2 về phía hồ Viên Lăng. Bố trí 60 ki-ốt bán hàng (mỗi ki-ốt rộng 12 m2) và 1 nhà vệ sinh công cộng quay lưng về phía hồ nước. Phía sau dãy bán hàng có hệ thống cống thoát nước rộng 1 m, đường đi lại rộng 2,5 m và hàng cây xanh. Tại khu di tích Côn Sơn, di dời 61 hàng quán, dịch vụ (mỗi hàng quán rộng 12 m2) trong khu vực nội tự chùa Côn Sơn về phía đông và phía tây khu vực bãi đỗ xe số 1 theo hình chữ “L”. Chấm dứt hoạt động của 25 hàng quán không cố định giữa bãi xe. Thời gian thực hiện các phần việc này dự kiến xong trước ngày 20.9.2017. Đối với 32 hàng quán, dịch vụ từ rặng nhãn cổ đến nhà hàng Tuyên Yên thuộc nội tự chùa Côn Sơn sẽ di dời ngay sau khi có quyết định phê duyệt Dự án Tu bổ, tôn tạo 2 dãy tiền hành lang, gác chuông, lầu thờ Đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát, Giếng Ngọc của UBND tỉnh.

Hiện tại, phương án di dời hàng quán, dịch vụ ở khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc vẫn chưa được tỉnh phê duyệt. Chính quyền thị xã Chí Linh, xã Hưng Đạo, phường Cộng Hòa và các hộ kinh doanh dịch vụ, hàng quán đều đồng thuận với chủ trương di dời ra vị trí mới. Ông Hoàng Công Hào, Phó Chủ tịch UBND phường Cộng Hòa cho biết qua thông báo, tuyên truyền, các hộ kinh doanh dịch vụ, hàng quán ở khu di tích Côn Sơn đều đồng tình với chủ trương di dời của tỉnh. Khi nào UBND tỉnh phê duyệt phương án di dời, địa phương sẽ triển khai thực hiện theo chỉ đạo. Trước mắt, phường sẽ nghiêm túc chấn chỉnh các khu kinh doanh dịch vụ, hàng quán tại di tích Côn Sơn.

Việc bố trí các hàng quán tại khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc

Việc bố trí các hàng quán tại khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc chưa đúng quy định tồn tại qua nhiều mùa lễ hội. Tình trạng này cần sớm được khắc phục.
Một trong những hạn chế được nhắc tới nhiều nhất qua mỗi lần Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc được tổ chức đó là việc bố trí hệ thống hàng quán tại các điểm di tích chưa đúng quy định của Luật Di sản văn hóa, chưa phù hợp với cảnh quan khu di tích.

Xem thêm:trung tâm bảo hành hitachi tại hà nội , , bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội ,bao hanh tu lanh samsung     
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái

Không phù hợp với quy hoạch tổng thể
Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc vừa qua ở khu di tích đền Kiếp Bạc có tới 227 hàng quán dọc hai bên con đường đá dẫn vào cổng đền và đường từ cổng đền đến bờ đê sông Lục Đầu. Ở khu di tích Côn Sơn hiện cũng có 61 hàng quán, dịch vụ nằm ngay trong khu vực nội tự chùa Côn Sơn, 29 hàng quán nằm bên phải đường lên đền thờ Nguyễn Trãi, 25 hàng quán không cố định nằm ở giữa bãi xe số 1. Việc bố trí dịch vụ, hàng quán tại 2 khu di tích hiện nay chưa phù hợp với “Quy hoạch tổng thể bảo tồn khu di tích lịch sử - văn hóa Côn Sơn - Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch” đã được Chính phủ phê duyệt. Nhiều hàng quán, dịch vụ còn lấn chiếm lòng lề đường, người bán lôi kéo, mời chào, ép giá du khách. Không ít hộ kinh doanh chưa quan tâm đến vệ sinh môi trường, còn xả rác không đúng quy định… Những tồn tại này ảnh hưởng không nhỏ tới cảnh quan, môi trường, an ninh trật tự tại khu di tích và việc hành hương, chiêm bái của du khách.

Tại khu di tích đền Kiếp Bạc hiện có 3 hồ nước rộng khoảng 12 ha do UBND xã Hưng Đạo quản lý. 3 hồ này được giao cho các hộ dân địa phương khai thác nuôi cá. Hoạt động sản xuất của người dân khiến cho môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm. Vào mùa mưa, nước trong các hồ dâng cao, tràn vào sân đền ảnh hưởng tới cảnh quan và các công trình kiến trúc tại đây.

Năm 2016, về kiểm tra hoạt động vui chơi giải trí, mừng Đảng, mừng Xuân Bính Thân và công tác quản lý, tổ chức lễ hội tại tỉnh ta, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên đã chỉ đạo Ban Quản lý khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc sớm lên phương án di dời các quầy bán hàng ra khỏi khuôn viên di tích. Nhưng do gặp khó khăn về kinh phí nên việc di dời hàng quán chưa triển khai được.

Kiên quyết khắc phục

Trước khi Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm nay diễn ra, UBND tỉnh đã chỉ đạo di dời dãy hàng quán, dịch vụ ở khu nội tự chùa Côn Sơn ra bên ngoài. Do cận ngày tổ chức lễ hội, hơn nữa khi đó “công trình tiền, tả hữu hành lang chùa Côn Sơn” chưa được phê duyệt và UBND phường Cộng Hòa cũng có văn bản đề nghị cho các hộ dân bán nốt hàng hóa nên việc di dời phải hoãn lại.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái đồng ý về chủ trương chuyển công nghệ từ sản xuất gạch thủ công sang gạch tuynel.
Chiều 13.4, đồng chí Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì cuộc họp nghe Sở Xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra các dự án do UBND các huyện, thị xã đề xuất xin chuyển đổi công nghệ sản xuất gạch thủ công sang gạch tuynel. Cùng dự có các đồng chí: Nguyễn Anh Cương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Vương Đức Sáng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Xem thêm:   bao hanh tu lanh hitachi ha noisửa chữa tủ lạnh hitachi tại hà nội ,  trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi
Đánh giá kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2016

Theo báo cáo của Sở Xây dựng, đến thời điểm này, 172 lò gạch thủ công trong tỉnh đã chấm dứt hoạt động, trong đó 59 lò đã được UBND các huyện, thị xã đề xuất chuyển đổi sang công nghệ sản xuất gạch tuynel với 23 dự án. Cụ thể: huyện Thanh Hà 6 dự án, thị xã Chí Linh 5 dự án, các huyện Kinh Môn, Cẩm Giàng mỗi nơi 3 dự án, các huyện Kim Thành, Nam Sách mỗi nơi 2 dự án, các huyện Ninh Giang, Tứ Kỳ mỗi địa phương 1 dự án. Sau khi Sở Xây dựng rà soát, chỉ có 18 dự án đủ điều kiện trình UBND tỉnh xem xét cho phép chuyển đổi. Dự kiến tổng công suất của 18 dự án mới là 450 triệu viên/năm, nâng tổng công suất của các dự án sản xuất gạch tuynel trên địa bàn lên 1 tỷ 625 triệu viên gạch/năm, không vượt quá công suất dự kiến trong báo cáo điều chỉnh quy hoạch vật liệu xây dựng tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Sau khi nghe báo cáo của Sở Xây dựng và ý kiến đóng góp của các sở, ngành, địa phương, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái đồng ý về chủ trương chuyển công nghệ từ sản xuất gạch thủ công sang gạch tuynel. Chủ trương này phù hợp với thực tế, tạo thuận lợi cho các chủ lò gạch thủ công tiếp tục phát triển sản xuất, tạo công ăn, việc làm cho lao động địa phương. Tuy nhiên, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái lưu ý việc chuyển đổi công nghệ sang gạch tuynel phải bảo đảm đúng quy hoạch và các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Cần ưu tiên những cơ sở sản xuất gạch thủ công trước đây có đầy đủ thủ tục theo quy định, có vùng nguyên liệu phù hợp, chấp hành tốt các chế độ, chính sách trong lĩnh vực môi trường, thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính với Nhà nước... Sở Xây dựng cần tiếp thu ý kiến đóng góp của các sở, ngành, địa phương, nhanh chóng hoàn thiện báo cáo để UBND tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định.

Đánh giá kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2016

Sáng 13.4, hội nghị phân tích, đánh giá kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2016 do UBND tỉnh tổ chức đã diễn ra sôi nổi.
Các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy  viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Vương Đức Sáng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và đại diện VCCI chi nhánh Hải Phòng; cùng đại diện các sở, ban, ngành, địa phương liên quan của tỉnh Hải Dương tham dự.

Xem thêm: trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi , sua chua tu lanh hitachi , bảo hành tủ lạnh samsung
Lễ hội diễn ra với màn múa lân, trống hội rộn rã

Tại hội nghị, các đại biểu đã thẳng thắn phân tích những hạn chế, nguyên nhân khiến chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của Hải Dương năm 2016 tụt hạng; bàn giải pháp để nâng hạng PCI trong thời gian tới.
“Mổ xẻ” nguyên nhân
Việc cải cách thủ tục hành chính của các ngành, lĩnh vực chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Các hội, hiệp hội đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp chưa chủ động phản biện các quy định, cơ chế chính sách của Nhà nước liên quan đến doanh nghiệp. Một bộ phận công chức, viên chức khi giải quyết công việc cho các doanh nghiệp năng lực còn yếu, ý thức trách nhiệm với công việc chưa cao... Đó là những nguyên nhân chủ yếu được các đại biểu tham dự hội nghị chỉ ra. Bà Nguyễn Ngọc Lan, đại diện VCCI Hải Phòng cho biết PCI của Hải Dương tụt hạng do tỉnh chưa thực sự quan tâm đến các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ của Hải Dương chiếm số lượng lớn nhưng lại đang gặp nhiều bất lợi. “Có tới 67% số doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ của Hải Dương khẳng định không được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến các chính sách của tỉnh. Trong khi đó chỉ có hơn 30% số doanh nghiệp lớn của tỉnh trả lời như vậy”, bà Lan lấy ví dụ.

Ông Lê Đình Long, Giám đốc Sở Giao thông vận tải góp thêm ý kiến: Việc đền bù, giải phóng mặt bằng chậm đã khiến nhiều doanh nghiệp chán nản khi quyết định đầu tư vào Hải Dương. Do đó, chỉ số tiếp cận đất đai chưa tốt cũng là nguyên nhân khiến môi trường đầu tư của Hải Dương chưa thực sự hấp dẫn.

Phải biết doanh nghiệp cần gì

Nhiều đại biểu cho rằng, để nâng điểm PCI trong thời gian tới, Hải Dương cần trả lời được câu hỏi: Cộng đồng doanh nghiệp cần gì? Trước hết Hải Dương cần cải thiện ngay chỉ số minh bạch và tiếp cận thông tin. Đây là những chỉ số quan trọng, ảnh hưởng lớn đến việc tăng hạng PCI. Bà Nguyễn Ngọc Lan đặt câu hỏi: “Có bao giờ các sở, ngành của Hải Dương quan tâm đến việc “phiên dịch văn bản hành chính” trước khi ban hành? Đây là việc làm rất quan trọng bởi chỉ những văn bản gọn gàng, khoa học thì người dân mới dễ hiểu, dễ tiếp cận".

Theo một số đại biểu, Hải Dương cũng cần xây dựng một nền hành chính thân thiện hơn. Khảo sát của VCCI cho thấy có tới 34% số doanh nghiệp Hải Dương phải mất thời gian để thực hiện các thủ tục hành chính. Trong đó mất nhiều thời gian nhất là trong các lĩnh vực thuế, đất đai, bảo hiểm xã hội. Các cuộc thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp cũng cần giảm bớt, từ đó giảm chi phí không chính thức. Việc tăng niềm tin cho doanh nghiệp cũng cần được Hải Dương quan tâm. Vai trò của các hiệp hội, đại diện tiếng nói của doanh nghiệp cần được chú trọng. “Nếu vai trò của hiệp hội không được nâng cao sẽ khó có thể tạo được niềm tin cho doanh nghiệp. Đây là chỗ dựa vững chắc để doanh nghiệp mạnh dạn kiến nghị, đề xuất với tỉnh những chính sách hỗ trợ hiệu quả”, ông Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch VCCI khẳng định.

Thời gian qua, để đồng hành cùng doanh nghiệp, xây dựng chính quyền phục vụ, Hải Dương đã tổ chức nhiều cuộc đối thoại, gặp gỡ doanh nghiệp nhưng các cuộc đối thoại dưới dạng hội nghị chưa đủ và chưa hẳn đã tốt. “Thay vì tổ chức hội nghị, Hải Dương có thể học cách lắng nghe doanh nghiệp một cách thân thiện, gần gũi hơn như mô hình cà phê doanh nhân của Đà Nẵng, Quảng Ninh, Đồng Tháp. Hải Dương cũng có thể nghiên cứu để học tập cách phát phiếu điều tra doanh nghiệp với những câu hỏi khác với của VCCI mà Vĩnh Phúc hay Bắc Ninh đang thực hiện”, đại diện VCCI Hải Phòng đề xuất. Ông Nguyễn Đình Kiêm, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư trao đổi: "Các tỉnh lân cận như Quảng Ninh, Hưng Yên đã có những bước tiến dài trong nâng cao chỉ số PCI. Những địa phương này cũng là nơi Hải Dương có thể học hỏi kinh nghiệm”.

Đừng để "trên nóng, dưới lạnh"
Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển cho rằng việc nâng hạng chỉ số PCI là hết sức quan trọng và cần phải thực hiện ngay. Những hạn chế trong điều hành, quản lý của lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành và địa phương cần sớm khắc phục. Việc cải thiện môi trường đầu tư cần được thực hiện đồng bộ, quyết liệt, không được để tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”.

Năm 2017, Hải Dương phải phấn đấu PCI đạt trên 60 điểm và tăng thêm 5 bậc. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển đề nghị sau hội nghị này, các cấp, các ngành trong tỉnh phải có kế hoạch cụ thể để tăng điểm PCI. Việc cải cách thủ tục hành chính cần tăng cường, kiên quyết loại bỏ các thủ tục rườm rà, không cần thiết. Không để cán bộ