Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017

Sử dụng nguồn vốn đầu tư cho những mô hình sản xuất hiện đại

Sử dụng nguồn vốn đầu tư cho những mô hình sản xuất hiện đại này sao cho hiệu quả lại cần sự nhanh nhạy, sáng tạo của doanh nghiệp và nhà nông.
Để mở cánh cửa nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) thì nguồn vốn được coi là "chìa khóa". Song sử dụng nguồn vốn đầu tư cho những mô hình sản xuất hiện đại này sao cho hiệu quả lại cần sự nhanh nhạy, sáng tạo của doanh nghiệp và nhà nông.
Sẵn sàng "bơm vốn"
Ông Phạm Mạnh Khắc ở thôn Đông Thôn, xã Quốc Tuấn (Nam Sách) ấp ủ ý tưởng xây dựng mô hình NNCNC từ 2 năm nay. Ông Khắc dự định sẽ thuê gần 1 ha đất ở cánh đồng trước làng để trồng rau sạch trong nhà lưới, sử dụng hệ thống tưới nước tự động. Cùng với đó ông sẽ canh tác vài mẫu lúa hữu cơ, kết hợp nuôi thả cá rô đồng. Ý tưởng sẵn có nhưng ông Khắc chưa biết lấy đâu số tiền vài trăm triệu đồng để đầu tư cho mô hình NNCNC theo ý tưởng của mình. Ông Khắc cho biết: "Chính phủ dành 100.000 tỷ đồng cho NNCNC. Nhưng cho đến giờ chúng tôi vẫn chưa biết các ngân hàng sẽ triển khai gói tín dụng này ra sao và đối tượng nào sẽ được vay vốn?"

Xem thêm:  sửa chữa tủ lạnh hitachitrung tam bao hanh tu lanh hitachi tai ha noisửa tủ lạnh samsung
Hiểu biết về sức khỏe sinh sản còn hạn chế
Trước băn khoăn của ông Khắc, bà Nguyễn Thị Hải Vân, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hải Dương cho biết, Chính phủ đã giao cho Ngân hàng Nhà nước triển khai gói tín dụng này. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang xây dựng các tiêu chí làm căn cứ để các ngân hàng thương mại triển khai gói tín dụng. Bà Vân cho biết thêm, thực tế ngoài gói tín dụng 100.000 tỷ đồng mà Chính phủ đã tuyên bố dành cho phát triển NNCNC thì từ năm 2010 đến nay, nhiều tổ chức tín dụng trong tỉnh đã quan tâm cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với lãi suất ưu đãi. Từ năm 2015, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển thôn chi nhánh Hải Dương đã triển khai gói tín dụng dành cho nông nghiệp sạch. Người dân có thể vay vốn ở ngân hàng này để đầu tư làm mô hình NNCNC với lãi suất 7%/năm, thấp hơn so với các gói tín dụng khác từ 0,5-1,5%.

Nông nghiệp đang trở thành mảnh đất vàng thu hút đầu tư. Nắm bắt xu hướng này, Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín (Sacombank) chi nhánh Hải Dương đã dành riêng một gói tín dụng cho các dự án NNCNC vay với lãi suất chỉ 7%/năm. Mới đây, các Ngân hàng TMCP: Ngoại thương, Bưu điện Liên Việt hay Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hải Dương đều đã có chương trình “nghìn tỷ” cho vay NNCNC.

Cùng với nguồn vốn 100.000 tỷ đồng Chính phủ dành cho NNCNC, sự hưởng ứng của nhiều ngân hàng đối với những mô hình nông nghiệp hiện đại đã tạo thêm niềm tin và hy vọng cho nông dân và doanh nghiệp đang có ý tưởng đầu tư vào lĩnh vực này .

Chính sách cho vay cần thông thoáng

"Có vốn trong tay và hăng say sản xuất chưa đủ mà nhà nông hay doanh nghiệp cần phải có sự tính toán bài bản trước khi bắt tay vào làm NNCNC", anh Phạm Văn Quyết ở xã Liên Hồng (Gia Lộc), người đã từng khởi nghiệp bằng mô hình trồng rau trong nhà lưới nhận định. Bài học mà anh Quyết nhận ra sau khi tham gia vào lĩnh vực này là cần sử dụng vốn một cách hợp lý. Người làm NNCNC phải xác định được phần vốn nào đầu tư cho nhà màng, nhà lưới, máy móc, khoa học kỹ thuật, phần nào để xây dựng hệ thống bảo quản sau thu hoạch và làm thương mại… Nếu không tính toán hợp lý thì rất dễ sử dụng vốn không hiệu quả và chuốc lấy thất bại.

Sử dụng vốn thế nào cho hiệu quả không chỉ là băn khoăn của riêng nhà nông hay doanh nghiệp mà còn của các ngân hàng. Sản xuất nông nghiệp rủi ro cao hơn so với lĩnh vực sản xuất khác nên nhiều ngân hàng còn ngần ngại và cẩn trọng khi cho vay ở lĩnh vực này. "Nhiều đơn vị đến các ngân hàng vay vốn vẽ ra dự án NNCNC khá bài bản theo mô hình của Nhật Bản, Hàn Quốc hay Israel nhưng chúng tôi đã từ chối cho vay vì dự án không khả thi. Họ chưa tính đến đầu ra cho sản phẩm? Lợi nhuận thế nào? Nếu làm NNCNC nửa vời như vậy chúng tôi không thể cấp vốn”, đại diện Vietcombank Hải Dương nói.

Để phát triển các mô hình NNCNC cần những nhà nông hay doanh nghiệp đủ tâm, trí và lực. Bởi nếu không hội tụ đủ các yếu tố trên doanh nghiệp có vốn cũng khó làm NNCNC thành công. Theo bà Vũ Tuyết Hằng, Tổng giám đốc Công ty Vineco thuộc Tập đoàn VinGroup, để người làm NNCNC vay được vốn thì các ngân hàng cần có chính sách cho vay thông thoáng. Bởi theo quy định hiện nay, muốn vay được vốn phải có tài sản thế chấp. Đối với sản xuất nông nghiệp, tài sản trên đất lại không đáng kể nên càng khó để người làm NNCNC vay vốn.

Trong khi đó tại Hải Dương, các mô hình NNCNC mới bắt đầu ở giai đoạn "khởi nghiệp". Tài sản thế chấp trên đất gần như chưa có. Do đó tỉnh cũng cần nghiên cứu cơ chế cấp vốn riêng cho các cá nhân, đơn vị làm NNCNC. “Đừng để các chính sách cho vay NNCNC khó khăn đến nỗi không đến được với thực tiễn sản xuất, khiến những mô hình NNCNC vẫn chỉ là mơ ước”, ông Phạm Mạnh Khắc mong mỏi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét