Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2017

Nhắc đến lính đặc công là nhắc đến những con người “mình đồng, da sắt p2

Đánh hiểm, thắng lớn
Lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh là phương châm tác chiến của lính đặc công. Để thực hiện được phương châm này phải dùng đến yếu tố bí mật, bất ngờ, luồn sâu, đánh hiểm, "nở hoa trong lòng địch". Tất cả phải được thực hiện với tốc độ nhanh chóng, dứt khoát và đồng loạt trên tất cả các mục tiêu quan trọng.
Nhắc đến yếu tố bí mật, bất ngờ, ông Sáu không thể nào quên được trận đánh chiếm, bảo vệ cầu Bình Đức để quân ta vào tiếp quản Sài Gòn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Xem thêm:sua tu lanh hitachi ,sua chua tu lanh hitachi  , trung tâm bảo hành hitachi hà nội
Nhắc đến lính đặc công là nhắc đến những con người “mình đồng, da sắt

Cầu Bình Đức là một trong những cửa ngõ của Sài Gòn, có vị trí quan trọng. Chính vì thế, quân địch đã bố trí hàng tấn bộc phá ở hai bên đầu cầu hòng đánh sập bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, chúng bố trí ngỗng thay lính gác ở hai bên cầu nhằm phát hiện quân ta. Để vô hiệu hóa số bộc phá này, lực lượng đặc công nước của ta đã khéo léo vượt qua đàn ngỗng để cắt đứt các dây điện, kíp nổ. Biết được loài ngỗng rất sợ rắn, các chiến sĩ đặc công đã dùng các dọc khoai nước nướng mềm giả làm rắn vứt vào bầy ngỗng khiến chúng hoảng sợ và im bặt.

Sau khi vô hiệu hóa số bộc phá trên, đêm 28.4, tiểu đoàn của ông Sáu chia làm 2 mũi tiến công vào căn cứ của địch tại cầu Bình Đức. Một mũi bị lộ, mũi còn lại không đủ lực lượng nên phải rút lui. Tiểu đoàn đề nghị cấp trên bổ sung quân và vũ khí, nhưng nhận được chỉ thị phải xốc lại đội hình, bằng mọi giá chiếm giữ được cầu. Sau khi bàn bạc, tiểu đoàn đã quyết định tấn công địch lúc chúng đánh kẻng báo thức vào sáng 30.4. Cả đêm 29 trôi qua trong yên tĩnh nên lúc này địch khá sơ hở, chủ quan. Khi kẻng báo thức vang lên, bọn lính gác súng để tập thể dục. Tiếng hô "một, hai, ba" vang lên cũng là lúc ông Sáu cùng đồng đội bắn những quả B40, B41 phá hủy công sự, nã đạn dữ dội khiến địch đầu hàng, bắt sống gần 200 tên. Nhiệm vụ bảo vệ cầu đã hoàn thành, chờ đón quân ta tiến vào trung tâm Sài Gòn.

Trực tiếp tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, Trung đoàn 429 của ông Bình có nhiệm vụ đánh chiếm căn cứ truyền tin Phú Lâm và xa lộ Đại Hàn, cầu Nhị Thiên Đường. Phú Lâm là trung tâm án ngữ của liên đoàn biệt động địch giữ cửa ngõ phía tây Sài Gòn. Để chuẩn bị cho trận đánh, trung đoàn đã cử lực lượng bí mật luồn sâu căn cứ một cách chính xác, tiến hành dò mìn và vô hiệu hóa chúng.

Đêm 28, rạng 29.4, ông Bình cùng đồng đội đánh giáp lá cà với liên đoàn biệt động quân của địch, hai bên giành giật nhau từng gian nhà, góc đường rất khốc liệt, trong khi trên bầu trời máy bay địch gầm rú di tản, máy bay thả bom.

Rạng ngày 29.4, trung đoàn của ông Bình đã chiếm 1/3 căn cứ Phú Lâm, tiếp tục phát triển sâu vào phía trong. Cùng với các mũi tấn công phối hợp của nhiều binh chủng khác, đến trưa 30.4, Sài Gòn đã được giải phóng hoàn toàn. Ông Bình đứng gác ở khu vực ngã năm Cây Gõ, chứng kiến dòng người đổ ra đường ăn mừng chiến thắng với rợp trời cờ hoa, khẩu hiệu.

Ông bồi hồi nhớ lại: "Khi đó, cảm xúc trong tôi vừa vinh dự, vừa nghẹn ngào vì đã từng nghĩ ra đi không có ngày về, nhưng cũng không khỏi xót thương khi nghĩ đến những đồng đội đã vĩnh viễn nằm xuống ngay trước thời khắc chiến thắng".

Trải qua quá trình huấn luyện vô cùng gian khổ, cận kề cái chết nơi chiến trường, tất cả đã tôi luyện nên những người lính đặc công dũng cảm, kiên trung. Họ không nao núng trước quân thù, bất kỳ nhiệm vụ đặc biệt nào cũng hoàn thành như lời Bác căn dặn năm xưa, góp sức mình cùng cả dân tộc đi đến ngày toàn thắng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét