Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017

Một số trường đang từ bán công chuyển sang công lập

Một số trường đang từ bán công chuyển sang công lập và giờ thì một số trường công lập lại có xu thế chuyển sang chế độ như bán công...
Theo Ðề án số 03 “Sắp xếp lại tổ chức bộ máy gắn với tinh giản biên chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh giai đoạn 2016-2021” vừa được Tỉnh ủy ban hành, từ nay đến năm 2019, Hải Dương sẽ chuyển đổi một số đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên sang tự bảo đảm chi thường xuyên. Trường THCS Lê Quý Ðôn (TP Hải Dương) là đơn vị được chọn thí điểm cho chủ trương này ngay trong năm học 2017-2018. Sau năm 2018, sẽ tổng kết rút kinh nghiệm để triển khai nhân rộng đối với các trường THCS chất lượng cao cấp huyện.

Xem thêm: sửa chữa tủ lạnh hitachi ,   trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi ,sửa tủ lạnh samsung
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khuyến cáo các hộ chăn nuôi
Những kỹ năng mềm quyết định rất nhiều đến sự thành công

Từ tự chủ một phần sang tự chủ hoàn toàn về kinh phí chi thường xuyên đối với đơn vị sự nghiệp công là chuyện sớm muộn cũng diễn ra nhằm giảm bớt gánh nặng ngân sách nhà nước, xóa bỏ tư duy bao cấp tồn tại bấy lâu nay. Yêu cầu “tự chủ hoàn toàn” cũng buộc các đơn vị phải nâng cao chất lượng hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh mới có thể tồn tại.

Tuy nhiên, việc một đơn vị "đột ngột" nhận được yêu cầu phải tự bảo đảm chi thường xuyên ngay mà chưa có kế hoạch, lộ trình, hướng dẫn cụ thể chẳng khác nào đứa trẻ bị cai sữa mà không được chuẩn bị trước về tinh thần, vật chất nên dễ sốc, bị ốm.

Ở đây, xin được nói riêng về việc chuyển đổi loại hình đối với các trường học. Cả Trường THCS Lê Quý Ðôn, đơn vị được chọn thí điểm lẫn UBND TP Hải Dương vẫn đang loay hoay tìm giải pháp phù hợp để thực hiện yêu cầu của đề án, trong khi thời hạn tuyển sinh đã cận kề. Giải pháp chắc không thiếu bởi trước năm 2013, toàn tỉnh vẫn còn một loạt mô hình trường THPT và mầm non bán công, những đơn vị sự nghiệp phải tự bảo đảm chi thường xuyên. Có khác chăng là sự quản lý của Nhà nước đối với các trường bán công lúc ấy không chặt chẽ như với các trường công lập hiện nay. Khác nữa là học sinh vào học bán công trước đây chủ yếu là các em trượt công lập đối với THPT và học sinh mầm non.  Còn với chủ trương của đề án 03, đối tượng chịu tác động sẽ là học sinh THCS của các trường chất lượng cao.

Ðối với các trường THCS chất lượng cao, thuận lợi ở chỗ đầu vào là học sinh giỏi, đội ngũ giáo viên tốt, môi trường học tập tốt nên là “thương hiệu” hấp dẫn đối với nhiều phụ huynh, việc tuyển sinh chắc không khó. Tuy nhiên, để tự chủ hoàn toàn kinh phí chi thường xuyên, nhà trường buộc phải tăng học phí để bảo đảm thu đủ bù chi. Nhưng tăng bao nhiêu, nhà trường hay HÐND TP Hải Dương, HÐND tỉnh sẽ quyết định? Ai cũng biết một trong những nhiệm vụ quan trọng của các trường chất lượng cao là bồi dưỡng học sinh giỏi, xa hơn là đào tạo nhân tài. Nếu vừa tăng học phí, vừa tăng tiền học bồi dưỡng, lại thêm khoản xã hội hóa để xây dựng cơ sở vật chất, nhiều gia đình sẽ không còn khả năng cho con học tập tại trường, dù trước đó con em họ là học sinh giỏi, đủ điều kiện được chọn vào học tại đây. Có người băn khoăn chưa biết chừng trường chất lượng cao rồi sẽ thành trường dành riêng cho con nhà giàu, chất lượng có còn cao nữa hay không cũng không ai dám chắc(?). Lại có ý kiến e ngại dưới danh nghĩa “tự bảo đảm chi thường xuyên”, trường công lại biến thành trường tư một cách trá hình. Chưa nói, với tư duy khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, thì việc biến trường chất lượng cao thành mô hình như trường bán công lại không thể hiện được sự quan tâm, khuyến khích của Nhà nước.

Lâu nay, đối với sự nghiệp giáo dục, các chủ trương liên tục thay đổi. Mô hình trường chuyên, lớp chọn lúc được khuyến khích, lúc không. Một số trường đang từ bán công chuyển sang công lập và giờ thì một số trường công lập lại có xu thế chuyển sang chế độ như bán công. Vẫn biết sự chuyển đổi nào cũng đều có nguyên do, có lý lẽ riêng theo từng bối cảnh lịch sử, song sẽ tốt hơn nếu có một tầm nhìn dài hạn với những bước chuẩn bị cụ thể, để những người trong cuộc không ở vào thế bị động, bất ngờ.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khuyến cáo các hộ chăn nuôi

Hiện nay, toàn tỉnh còn hơn 79.000 con lợn nái, giảm gần 3.000 con so với cuối năm 2016. Lợn nái chủ yếu là các giống ngoại, chất lượng cao, khả năng sinh sản tốt như Yorkshire, Landrace, Duroc... Nguyên nhân do giá lợn thịt giảm sâu, nhiều trang trại đã chủ động giảm đàn lợn bằng cách loại bỏ những con nái chất lượng kém để tránh thua lỗ.

Xem thêm:   bảo hành tủ lạnh hitachi ,  sua tu lanh hitachi , bảo hành tủ lạnh samsung
Những kỹ năng mềm quyết định rất nhiều đến sự thành công
Mạng xã hội Facebook và Zalo đã trở thành kênh khai thác P2

Trước đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khuyến cáo các hộ chăn nuôi không tăng đàn lợn nái mà chỉ tập trung nâng cao chất lượng đàn lợn.
Huyện Kinh Môn hiện có 1.438 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, trong đó có 2 doanh nghiệp nhà nước, 6 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, toàn huyện có tới 385 doanh nghiệp (chiếm 27%) bỏ địa chỉ kinh doanh, 97 doanh nghiệp giải thể và 43 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động.
Các doanh nghiệp hiện còn nợ ngân sách nhà nước hơn 120 tỷ đồng, trong đó 66 doanh nghiệp nợ 61 tỷ đồng không có khả năng thu.
Huyện Gia Lộc đã có nhiều hoạt động thiết thực như khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí, tặng quà cho người có công, gia đình chính sách...
Toàn huyện Gia Lộc đã có nhiều hoạt động thiết thực như phối hợp tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí, tặng quà cho 406 người có công, gia đình chính sách với tổng số tiền gần 40 triệu đồng; vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ gần 300 triệu đồng vào Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa"; treo 15 pa nô, áp phích tại các khu trung tâm của huyện... Các xã đã trồng được 240  cây xanh tại các nghĩa trang liệt sĩ; huy động lực lượng đoàn viên thanh niên tổ chức 48 buổi quét dọn nghĩa trang liệt sĩ...

Trước đó, huyện cũng đã vận động các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận chăm sóc, phụng dưỡng tất cả 9 Bà mẹ Việt Nam anh hùng đang còn sống trên địa bàn. Đến ngày 27.6, huyện Gia Lộc đã hoàn thiện các văn bản, hướng dẫn chỉ đạo tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh- liệt sĩ.

* Sáng 27.6, Đoàn Thanh niên Học viện An ninh nhân dân, Đoàn Thanh niên Công an tỉnh phối hợp tổ chức ra quân chiến dịch "Hành quân xanh" nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27.7.1947 - 27.7.2017).
Tại lễ ra quân, Đoàn Thanh niên Học viện An ninh nhân dân, Đoàn Thanh niên Công an tỉnh tặng công trình trị giá 5 triệu đồng cho xã Thượng Vũ (Kim Thành); tặng 3 suất quà (mỗi suất 500.000 đồng) cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở TP Hải Dương.
Sau lễ ra quân đến ngày 9.7, sinh viên tình nguyện của Học viện An ninh nhân dân sẽ dọn vệ sinh môi trường, tu sửa nghĩa trang liệt sĩ, phổ biến kiến thức pháp luật cho người dân tại huyện Kim Thành.

Những kỹ năng mềm quyết định rất nhiều đến sự thành công

Những kỹ năng mềm quyết định rất nhiều đến sự thành công của người lao động. Kỹ năng mềm thiếu và yếu, ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn lao động.
Nhiều mặt hạn chế: Mới đây lãnh đạo Công ty TNHH May Đồng Tâm (TP Hải Dương) đã quyết định thanh lý hợp đồng lao động trước thời hạn với một nữ công nhân. Nguyên nhân do trong quá trình làm việc nữ công nhân này đã thiếu tinh thần hợp tác. Cả dây chuyền may chỉ có một chiếc máy "ép sim".

Xem thêm: hãng bảo hành tủ lạnh hitachi, bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội , bảo hành tủ lạnh hitachi hà nội
Mạng xã hội Facebook và Zalo đã trở thành kênh khai thác P2
Mạng xã hội Facebook và Zalo đã trở thành kênh khai thác

Nhưng khi được giao, nữ công nhân làm việc chậm chạp, không khoa học nên hiệu quả thấp, hàng tồn ở công đoạn này tăng cao, khiến các công nhân trong chuyền làm ở các công đoạn khác thiếu việc, phải ngồi chờ. Tuy nhiên, khi cán bộ quản lý chuyển bớt hàng tồn cho người khác làm thì công nhân này tỏ thái độ bất bình, cho rằng việc san hàng như thế sẽ khiến thu nhập của mình bị giảm sút. Thậm chí người này còn dỗi, không làm tiếp khi hàng được chuyển lại và có lời lẽ khó nghe với mọi người ngay tại nơi làm việc. Đây chính là biểu hiện của thái độ giao tiếp kém và khả năng làm việc không khoa học, không có tinh thần làm việc nhóm.

Thiếu tinh thần làm việc nhóm là nhận định của rất nhiều chủ sử dụng lao động đối với lao động phổ thông hiện nay. Anh Nguyễn Văn Thiên, Giám đốc một doanh nghiệp tư nhân chuyên về lĩnh vực lắp đặt điện chiếu sáng ở phường Ngọc Châu (TP Hải Dương) cho biết đặc thù công việc kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi NLĐ phải có tinh thần làm việc nhóm cao. Tuy nhiên, một số người lao động (NLĐ) hay có biểu hiện "chọn việc nhẹ nhàng". Cứ có việc nặng hoặc vất vả lại tìm cớ lẩn trốn. Thậm chí chỉ cần thấy người quản lý không sâu sát là lại chểnh mảng công việc, giải lao liên tục.

Thiếu tính sáng tạo, luôn thụ động trong công việc cũng là tình trạng chung của nhiều NLĐ hiện nay. Ông Nguyễn Trung Kiên, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH May Formostar Việt Nam cho biết công đoàn công ty thường xuyên phát động, khuyến khích NLĐ đề xuất các đề tài làm lợi trong sản xuất. Tuy nhiên, hầu như chỉ có tổ may mẫu và công nhân kỹ thuật tìm ra các phương pháp cải tiến. Còn các công nhân ở bộ phận sản xuất trực tiếp rất ít đề xuất. Trong khi đó, chính những công nhân làm trực tiếp có rất nhiều điều kiện thuận lợi có thể đề xuất sáng kiến.

Kết quả phong trào "Lao động giỏi, lao động sáng tạo" do Liên đoàn Lao động tỉnh phát động trong nhiều năm qua cũng chỉ ra rằng số công nhân, lao động trực tiếp có các sáng kiến làm lợi luôn chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Khẩn trương thay đổi: Sở dĩ NLĐ yếu về các kỹ năng mềm do phần lớn họ từ khu vực sản xuất nông nghiệp chuyển sang. Họ thiếu tác phong công nghiệp và thường thụ động trong công việc. Theo tổng hợp của Liên đoàn Lao động tỉnh, Hải Dương hiện có khoảng 30% số lao động đang làm việc chưa qua đào tạo hoặc mới được đào tạo ngắn hạn, hơn 60% tốt nghiệp từ bậc THPT trở xuống. Trình độ chuyên môn, học vấn hạn chế cũng khiến NLĐ chưa nhận thức và phát huy được các kỹ năng mềm trong công việc.

Tới đây, khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, yêu cầu đặt ra đối với NLĐ là nếu không nâng cao trình độ tay nghề, phát huy thuần thục các kỹ năng mềm thì rất khó giữ được vị trí việc làm của mình. NLĐ có thể còn phải cạnh tranh với nguồn lao động chất lượng của các nước trong và ngoài khu vực. Do đó, NLĐ phải có ý thức trang bị các kỹ năng mềm, xây dựng phong cách lao động sáng tạo.

Tiến sĩ Phạm Trung Thanh, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức tỉnh đã tham gia công tác giảng dạy và quản lý đào tạo một số ngành nghề cho rằng để đạt được yêu cầu này, NLĐ phải hình thành được tác phong khẩn trương, nhanh nhẹn, luôn có tâm thế sẵn sàng hoàn thành các nhiệm vụ được giao với kết quả cao nhất. Tích cực tìm tòi, phát hiện cái mới trong quá trình sản xuất. Có ý thức quan tâm đến người khác, kết hợp làm việc nhóm đạt hiệu quả cao. Các nhà trường, nhất là các đơn vị đào tạo nghề cần quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo kỹ năng mềm cho NLĐ. Tổ chức công đoàn và các doanh nghiệp  hỗ trợ trang bị các kỹ năng mềm cần thiết cho NLĐ ngay từ khi bắt tay vào công việc được giao.

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

Mạng xã hội Facebook và Zalo đã trở thành kênh khai thác P2

Việc chủ động tham gia làm thành viên của các nhóm, hội trên Facebook, Zalo giúp phóng viên có góc nhìn đa chiều về các mảng của đời sống xã hội. Nhiều tác phẩm báo chí đã ra đời từ việc khai thác thông tin của các nhóm, hội này. Facebook, Zalo trở thành kênh thông tin tiềm năng của không ít phóng viên, giúp họ giải quyết được khó khăn trong khâu xây dựng đề tài tuyên truyền, nhất là cho những số báo đặc biệt. Cuối năm 2016, trong lúc đang loay hoay chưa biết viết bài gì cho số báo Tết Đinh Dậu 2017, nhà báo Trung Thu,  Phó Trưởng Phòng Xây dựng Đảng - Nội chính (Báo Hải Dương) đã nảy ra ý tưởng tìm đề tài trên Facebook. Vào nhóm “Thiện nguyện Thành Đông” của người Hải Dương ở Cộng hòa Séc và chat với các thành viên, chị đã có những thông tin rất hay để cho ra đời tác phẩm “Thơm thảo tấm lòng người Hải Dương xa quê”.

Xem thêm: địa chỉ bảo hành tủ lạnh hitachi  bảo hành tủ lạnh hitachibảo hành tủ lạnh hitachi               

Mạng xã hội Facebook và Zalo đã trở thành kênh khai thác


Hiểu được lợi ích của Facebook, Zalo mang lại, không ít cơ quan báo chí đã khuyến khích phóng viên chủ động tham gia để nắm bắt thông tin phục vụ công việc. Báo Hải Dương đã có lần mời hẳn nhà báo có uy tín ở Trung ương về tập huấn nghiệp vụ “Làm báo thời Facebook” cho cán bộ, phóng viên.

Cần cẩn trọng: Những lợi ích mà Facebook và Zalo mang lại cho phóng viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, cái gì cũng có  hai mặt của nó. Không ít người đã sử dụng các mạng xã hội trên, đặc biệt là Facebook để đăng tải những thông tin lừa bịp, lệch lạc hoặc không đúng sự thật nhằm mục đích “câu like” hoặc gây sự chú ý để bán hàng quần áo, giầy dép, túi xách, điện thoại... Đọc một số tin đăng trên các báo điện tử Dân Trí, Thanh Niên, Tiền Phong mới thấy có rất nhiều chủ tài khoản Facebook ở Đà Nẵng, Hà Nội, Biên Hòa… đã bị công an triệu hồi xử lý sau khi đăng tải thông tin bịa đặt về các vụ bắt cóc trẻ em, khủng bố. Với những thông tin như thế này, nếu phóng viên không tìm hiểu, xác minh mà cứ chủ quan lấy thông tin trên Facebook đăng để viết tin, bài thì sẽ rất nguy hiểm, dễ bị sai sự thật. Phóng viên Lan Anh chia sẻ: “Một lần đọc trên Facebook thấy có thông tin ở chợ Thanh Bình (TP Hải Dương) xảy ra cháy lớn, tôi vội vàng ra đó để nắm tình hình nhưng đến nơi thì chả thấy vụ cháy nào. Đó chỉ là thông tin bịa đặt nhằm gây sự chú ý của mọi người”.

Báo chí đang phát triển theo xu hướng truyền thông đa phương tiện, đa nền tảng nên yêu cầu về thông tin nhanh nhạy, hấp dẫn, kịp thời, chính xác càng được chú trọng. Sự cạnh tranh thông tin giữa phóng viên các cơ quan báo chí cũng vì thế sẽ trở nên rõ ràng hơn. Để đáp ứng được nhu cầu của báo chí thời truyền thông đa phương tiện, Facebook, Zalo được coi là công cụ hữu ích để phóng viên nắm bắt thông tin. Song mỗi phóng viên cần cảnh giác, thận trọng với những thông tin trên Facebook và Zalo. Khi khai thác thông tin trên mạng xã hội, một nguyên tắc tối thượng mà phóng viên cần nhớ là chỉ coi đó là nguồn tin ban đầu, phải thẩm tra, xác minh nguồn tin.

Mạng xã hội Facebook và Zalo đã trở thành kênh khai thác

Trong thời đại công nghệ thông tin, các mạng xã hội Facebook và Zalo đã trở thành kênh khai thác thông tin, công cụ hỗ trợ tác nghiệp hiệu quả cho các nhà báo.
Thêm "tai mắt": Facebook và Zalo hiện đang là công cụ kết nối phổ rộng, chia sẻ thông tin nhanh nhạy trong cộng đồng. Chính tính năng ưu việt này đã giúp ích rất nhiều cho các phóng viên Báo Hải Dương trong quá trình tác nghiệp.

Xem thêm:sua chua tu lanh hitachi , sửa tủ lạnh hitachi tại hà nội, sửa tủ lạnh hitachi

Báo Hải Dương luôn đồng hành cùng doanh nghiệp và chính quyền

Tính đã ngoài 30 tuổi nhưng nay mới dẫn người yêu về ra mắt bố mẹ


Anh Đức Tâm, phóng viên Phòng Văn hóa - Xã hội là cây bút có nhiều bài phóng sự, ghi chép. Anh Tâm “bật mí”, việc duy trì thói quen lướt Facebook và truy cập Zalo đã giúp anh có được nhiều thông tin về các góc khuất của đời sống xã hội, từ đó hình thành ý tưởng và cho ra đời các phóng sự hấp dẫn bạn đọc như “Phận bướm đêm”, “Thế giới ngầm của cái bang”, “Đèn mờ đom đóm giăng đêm”, “Vỡ mộng vì đa cấp”, “Khốn khổ vì Vietlott”… “Facebook và Zalo giúp tôi có thêm "tai, mắt"để thâu tóm, tìm hiểu thông tin. Có khoảng 40% đề tài phóng sự, bài phản ánh và tin tức của tôi được khởi nguồn từ những thông tin trên các mạng xã hội này”, anh Tâm nói.

Trước đây, thường xảy ra việc phóng viên bỏ sót sự kiện tại địa phương, đơn vị mình được phân công theo dõi. Kể từ khi Facebook và Zalo ra đời, việc sót lọt thông tin đã giảm đáng kể. Bằng cách “kết bạn” với những người đang công tác ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình theo dõi, phóng viên dễ dàng nắm được nhiều thông tin về những sự kiện liên quan dựa theo các bức ảnh hoặc dòng trạng thái mà họ đăng trên Facebook, Zalo. Cái hay của 2 ứng dụng này là có thể gọi điện và nhắn tin miễn phí. Khi phóng viên cần thêm thông tin chỉ cần gọi điện, nhắn tin trò chuyện hoặc bình luận ngay trên Facebook, Zalo của người đăng để hỏi trực tiếp. Phóng viên cũng có thể nhờ người khác gửi ảnh minh họa hoặc văn bản cho mình qua Facebook và Zalo. “Một lần, tôi đi hỏi một số cơ quan chức năng của tỉnh để tìm hiểu thông tin về giá vải quả Thanh Hà bên thị trường Úc nhưng không ai nắm được. Còn loay hoay chưa biết làm thế nào thì một người bạn đang làm Tham tán Thương mại Việt Nam tại Úc đã đăng tải thông tin tôi cần trên Facebook. Vậy là chỉ thêm vài câu bình luận trên Facebook tôi đã có được thông tin mình cần”, chị Lan Anh, phóng viên Phòng Kinh tế (Báo Hải Dương) nói.

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

Báo Hải Dương luôn đồng hành cùng doanh nghiệp và chính quyền

Báo Hải Dương luôn đồng hành cùng doanh nghiệp và chính quyền. Tờ báo góp phần cùng chính quyền cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Báo Hải Dương đã ưu tiên mở chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về hoạt động của doanh nghiệp (DN) và môi trường đầu tư của tỉnh. Chuyên trang Doanh nghiệp - Doanh nhân thường xuyên đăng tải những bài viết về hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Phát hiện, nêu gương các DN, doanh nhân điển hình tiên tiến, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh.

Xem thêm:   trung tam bao hanh tu lanh hitachi tai ha noi ,sửa tủ lạnh hitachi, trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi     

Tính đã ngoài 30 tuổi nhưng nay mới dẫn người yêu về ra mắt bố mẹ

Bên cạnh những lớp học văn hóa năng khiếu


Bên cạnh đó, những hạn chế, vi phạm, khó khăn, vướng mắc của DN cũng được báo phản ánh kịp thời, góp phần giúp cơ quan chức năng chấn chỉnh, xử lý. Ngoài việc chia sẻ những khó khăn, đưa tiếng nói của DN đến với cơ quan chức năng, báo Hải Dương cũng thẳng thắn phê phán tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho DN.
Đánh giá cao vai trò của báo chí trong việc cải thiện môi trường đầu tư, ông Nguyễn Xuân Đoan, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư khẳng định: Những năm qua, báo Hải Dương đã có nhiều bài viết giới thiệu, quảng bá tiềm năng đầu tư, phát triển kinh tế của tỉnh đến với cộng đồng DN trong nước và quốc tế.
Báo luôn làm tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội, là cầu nối giữa DN với các cơ quan nhà nước. Nhiều bài báo, chuyên mục truyền tải nhanh các chính sách thu hút đầu tư, các văn bản, quy định mới của trung ương và của tỉnh, giúp DN nắm bắt kịp thời.
Không chỉ thông tin mà báo Hải Dương còn có nhiều bài viết phân tích sâu làm sáng tỏ các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để DN thực hiện đầy đủ và có hiệu quả. Từ những ý kiến của DN được phản ánh trên báo cũng góp phần tạo ra những thay đổi tích cực đối với một số cán bộ cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quy định của pháp luật.

So với 63 tỉnh, thành phố, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hải Dương vẫn còn đứng ở thứ hạng thấp.  Lãnh đạo tỉnh xác định chỉ số PCI là thước đo quan trọng để thu hút đầu tư, góp phần phát triển kinh tế, xã hội. Hải Dương đặt mục tiêu phấn đấu PCI của tỉnh năm 2017 ở nhóm 30, năm 2020 ở nhóm 20 tỉnh, thành phố có chỉ số PCI tốt nhất.

Để góp sức, đầu năm 2017, báo Hải Dương đã mở chuyên trang "Cải thiện môi trường đầu tư”. Nhiều bài viết trong chuyên trang này đã đánh giá tổng hợp, phân tích cụ thể từng chỉ số thành phần PCI để chỉ rõ những hạn chế của tỉnh. Bên cạnh đó, báo Hải Dương cũng nêu gương những đơn vị làm tốt các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của UBND tỉnh về cải thiện môi trường đầu tư, đồng thời nêu rõ những đơn vị chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Là người thường xuyên theo dõi thông tin trên báo Hải Dương, ông Đoàn Bá Đàm, Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu nông, lâm sản TMĐ Gia Lộc ở cụm công nghiệp Hoàng Diệu (Gia Lộc) cho biết báo đã có nhiều bài viết phản ánh những vấn đề nóng mà DN bức xúc, thậm chí đi vào những vấn đề được cho là "nhạy cảm”.
Đặc biệt, báo Hải Dương điện tử còn có phiên bản tiếng Anh. Điều này không phải tờ báo địa phương nào cũng làm được. "Việc dịch các bài viết ra tiếng Anh giúp quảng bá, giới thiệu môi trường đầu tư của tỉnh đến nhiều nước, góp phần kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài đến với Hải Dương, đồng thời giúp DN trong nước có cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường”, ông Đàm khẳng định.

Tính đã ngoài 30 tuổi nhưng nay mới dẫn người yêu về ra mắt bố mẹ

Con trai ông Tâm, bà Tính đã ngoài 30 tuổi nhưng nay mới dẫn người yêu về ra mắt bố mẹ. Cháu chào hai bác ạ!
Ông Tâm, bà Tính ngước mắt lên nhìn gương mặt con dâu tương lai. Cô tên Lan, người nhỏ nhắn, nước da bánh mật đen giòn, đôi mắt sáng và nụ cười duyên. Nhanh nhẹn, ưa nhìn nhưng Lan không phải là người con gái đảm đang. Bà Tính nhờ Lan làm con gà nhốt sẵn, cô trả lời thẳng thắn:

Xem thêm: sửa chữa tủ lạnh hitachi tại hà nội,sua tu lanh hitachi tai ha noi  , trung tâm bảo hành hitachi hà nội

Bên cạnh những lớp học văn hóa năng khiếu

Tiếp tục chương trình làm việc tại các cơ sở P2


- Cháu không biết làm gà bác ạ!
Bà giấu cái thở dài vào trong:
- Vậy cháu làm bánh đa nem giúp bác vậy.
Lan gượng gạo nhận lời. Hôm đó, bánh đa nem là món lạ nhất trên mâm cơm gia đình bà Tính vì vừa mặn, vừa cháy.
Khách quý về rồi, bà Tính nhất quyết không "duyệt" nàng dâu. Ngoài cái nết hậu đậu, bà Tính còn chê công việc làm báo của Lan vất vả, không phù hợp với phụ nữ khi có gia đình. Khác với vợ, ông Tâm lại nghĩ Lan là người sắc sảo, có học thức. Quan trọng là cái tâm cái tính của cô tốt. Ông nói với bà:
- Việc bếp núc, nhà cửa mình sẽ bảo con dần dần.
Thấy chồng nói vậy, bà Tính đành ậm ừ cho qua. Đám cưới cuối cùng cũng được tổ chức. Thời gian đầu về làm dâu, dù cố gắng nhưng Lan làm gì cũng không vừa mắt mẹ chồng. Còn ông Tâm lại gật gù vì nói chuyện gì, ông cũng thấy con dâu am hiểu, suy nghĩ có tình, có lý. Vừa tự hào, ông Tâm vừa thấy vui vì như có thêm người bạn tri kỷ.
Hai năm sau, ông Tâm, bà Tính vui mừng đón đứa cháu trai kháu khỉnh ra đời. Hết thời gian ở cữ, bà Tính trông cháu cho Lan tiếp tục đi làm. Có hôm bận việc, buổi trưa Lan không về qua nhà cho con bú, thằng bé phải ăn sữa ngoài. Bà Tính xót cháu lắm. Điều làm bà bực mình hơn cả là những hôm Lan về muộn. Với bà, vẻ mặt nhợt nhạt, mệt mỏi của con dâu chỉ là do cô giả tạo. Khó chịu nhất là những lần cô mang theo mùi bia rượu về nhà...

- Ông thấy chưa? Lấy nó về chỉ khổ con mình. Đàn bà con gái gì mà đi đêm về hôm, bia rượu như đàn ông?-bà Tính lớn tiếng.
Lâu ngày, không chỉ có bà Tính mà ngay cả chồng Lan cũng thấy khó chịu. Nhà cửa chẳng còn êm ấm. Có lần ông Tâm hỏi thử ý con dâu:
- Công việc vất vả vậy, hay con xin sang làm văn phòng ở cơ quan nào cho đỡ mệt?
Lan thầm cảm ơn bố chồng vì chỉ có ông là người hiểu công việc của cô nhưng Lan cũng biết áp lực từ phía gia đình. Cô từng tự hỏi mình: tiếp tục hay từ bỏ công việc để giữ gìn hạnh phúc gia đình? Lan yêu chồng, yêu đứa con trai còn bé bỏng. Cô khóc nhưng trả lời dứt khoát:
- Con sẽ đi tiếp con đường mình đã chọn.
Lan tự nhủ mình phải cố gắng gấp năm, gấp mười lần so với trước.
Công việc ở cơ quan cứ triền miên ngày này qua ngày khác, không lúc nào Lan được nghỉ ngơi. Hết đặt lịch hẹn phỏng vấn nhân vật lại đi cơ sở. Có khi cả ngày đi làm mệt rã rời nhưng để bảo đảm tính thời sự, đêm đến, Lan lại lọ mọ viết bài. Bù lại, cô được cơ quan, đồng nghiệp đánh giá cao. Nhuận bút của cô luôn thuộc tốp "đỉnh" nhất ở cơ quan. Nhiều bài viết còn được cơ quan khen thưởng và còn được giải báo chí của tỉnh. Thu nhập tăng, Lan thuê người giúp việc bán thời gian để bà Tính được nghỉ ngơi. Bản thân cô cũng cố gắng dành thời gian cho gia đình, chăm sóc con và giúp đỡ mẹ chồng nhiều hơn. Dần dần bà Tính cũng bớt cằn nhằn. Không khí trong nhà đỡ căng thẳng.

Một hôm, có người lạ bấm chuông cửa. Người này trạc tuổi với ông Tâm nhưng nom khắc khổ. Ông Tâm thấy dáng vẻ quen lắm.
- Ông tìm ai? - ông Tâm hỏi.
- Bác cho tôi hỏi cô Lan nhà báo?
Lạ thật, đến giọng nói ông Tâm cũng thấy quen. Sau một phút định thần, ông Tâm nhận ra ông Tiến, đồng đội cũ của mình. Những năm 1968-1972, họ cùng nhau đi B, bao lần cùng cận kề cái chết. Tay bắt mặt mừng, họ ôm chầm lấy nhau, xúc động. Bao hồi ức những trận đánh năm xưa lại hiện về...
Sau hòa bình, ông Tiến trở về lành lặn nhưng nhiễm chất độc da cam. Con trai duy nhất của ông bị ảnh hưởng nên ngớ ngẩn.
-Nó đi suốt. Có lần lạc cả tháng trời. May nhờ có bài báo của cô Lan nên gia đình tôi mới tìm lại được - ông Tiến nói.
Nhìn giọt nước mắt trên gương mặt khắc khổ của người đồng đội cũ, ông Tâm hiểu giá trị công việc mà Lan làm thầm lặng bấy lâu. Cô đã giúp ông có được nghĩa cử cao đẹp, tri ân đồng đội cũ, người chịu nhiều thiệt thòi, mất mát hơn ông trong chiến tranh.
Vỗ vỗ lên đôi vai đồng đội cũ, ông Tâm ân cần:
- Dâu tôi là nhà báo Lan!- ông Tâm nói đầy tự hào.

Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017

Bên cạnh những lớp học văn hóa năng khiếu

Bên cạnh những lớp học văn hóa, năng khiếu, ngày càng nhiều người quan tâm bổ sung kỹ năng sống cho trẻ. Năm học kết thúc cũng là lúc nhiều bậc phụ huynh đôn đáo tìm các lớp học thêm cho con. Bên cạnh những lớp học văn hóa, năng khiếu, ngày càng nhiều người quan tâm bổ sung kỹ năng sống cho trẻ. Nắm bắt nhu cầu này, nhiều khóa dạy kỹ năng sống cho học sinh các cấp đã được mở ở TP Hải Dương.

Nhộn nhịp chiêu sinh: Dạo qua Trung tâm Đào tạo và Phát triển kỹ năng Easy ở phố Bạch Năng Thi, Trung tâm Khoa học giáo dục và đào tạo Đức Trí ở đường Điện Biên Phủ, Trung tâm Văn hóa thanh niên và công nhân ở đường Nguyễn Lương Bằng, Nhà Thiếu nhi Hải Dương trên đường Hoàng Hoa Thám... đều thấy những tấm biển quảng cáo chiêu sinh các khóa học kỹ năng sống. Đối tượng mà các khóa học hướng tới khá đa dạng, từ lứa tuổi mầm non đến THPT. Nội dung học phong phú từ kỹ năng học tập hiệu quả, kỹ năng phòng tránh xâm hại, kỹ năng giao tiếp ứng xử đến kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, hội họa, âm nhạc, làm MC nhí, đầu bếp nhí...

Ngay từ giữa tháng 5, Trung tâm Đào tạo và Phát triển kỹ năng Easy Hải Dương đã giới thiệu hàng loạt các khóa học kỹ năng sống tới các phụ huynh, học sinh. Một trong những khóa học được nhiều phụ huynh lựa chọn cho con em tham gia trong dịp hè này là chương trình vui hè - trải nghiệm để lớn khôn. Đây là khóa học trang bị các kỹ năng sống thiết yếu, giúp các em tự tin trước đám đông, giao tiếp ứng xử lịch sự, tự lập, tự phục vụ để trở thành người chủ động, tự bảo vệ trước những tình huống xấu. Các khóa đào tạo kỹ năng học tập hiệu quả, làm MC nhí cũng thu hút khá nhiều em tham gia. Chị Nguyễn Thị Liên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trung tâm Đào tạo và Phát triển kỹ năng Easy Hải Dương cho biết: “So với ngày thường, số phụ huynh học sinh đến trung tâm đăng ký cho con học trong dịp hè tăng gấp đôi, chủ yếu là học sinh trong độ tuổi mẫu giáo, tiểu học. Từ đầu tháng 6 đến nay trung tâm đã khai giảng 5 lớp kỹ năng sống, 5 lớp khôi phục thị lực, 1 lớp MC. Dự kiến từ nay đến giữa tháng 6 sẽ khai giảng thêm 8 - 10 lớp".

Với lợi thế cơ sở vật chất tốt, đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản, nhiều kinh nghiệm, hè năm nay ngoài chiêu sinh 16 khóa học năng khiếu như đàn piano, guitar, organ, thanh nhạc, vẽ, khiêu vũ thể thao, giao tiếp tiếng Anh... Nhà Thiếu nhi Hải Dương cũng đưa thêm khóa kỹ năng sống vào giảng dạy. Chị Bùi Thị Tuyết Lan, Phó Giám đốc Nhà Thiếu nhi Hải Dương cho biết: "Ngày thường, Nhà Thiếu nhi có khoảng 300 học sinh tham gia các khóa học, nhưng dịp hè năm nay số học sinh lên tới hơn 2.000, tăng khoảng 30% so với năm 2016".
"Từ một học sinh nhút nhát, học lực trung bình, sợ đám đông, năm ngoái sau khi tham gia khóa học kỹ năng học tập hiệu quả và kỹ năng giao tiếp, cháu đã tự tin hơn rất nhiều."

Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2017

Tiếp tục chương trình làm việc tại các cơ sở P2

Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Bí thư Huyện ủy Phạm Mạnh Hùng đã ghi nhận những cố gắng và kết quả của Đảng bộ xã Nam Chính đạt được trong thời gian qua, đồng thời nhấn mạnh những nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng bộ xã Nam Chính cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện trong thời gian tới.

Xem thêm: trung tâm bảo hành hitachi tại hà nội , sua chua tu lanh hitachi , bao hanh tu lanh hitachi

Tiếp tục chương trình làm việc tại các cơ sở

Thị trường thuốc bảo vệ thực vật ngày càng nhiễu loạn P2


Trong lĩnh vực phát triển kinh tế, Nam Chính cần quan tâm thực hiện quy vùng sản xuất tập trung theo hướng cánh đồng mẫu lớn gắn với bao tiêu sản phẩm cho nông dân; khuyến khích và tạo điệu kiện thuận lợi để người dân tích tụ ruộng đất, hình thành các mô hình sản xuất tiến tiến, cho hiệu quả kinh tế cao. Đảng ủy xã cần họp chuyên đề để bàn và tháo gớ những khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX dịch vụ nông nghiệp; đẩy mạnh phát triển sản xuất để nâng cao chất lượng tiêu chí thu nhập của người dân; tăng cường công tác quản lý đất đai, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đối với tuyến đường Bác Hồ về thăm xã Nam Chính đã được tỉnh, huyện đồng ý chủ trương đầu tư khoảng 17 tỷ đồng để mở rộng, khi Dự án này được phê duyệt, Nam Chính cần thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng để thi công đảm bảo đúng tiến độ.

Trong lĩnh vực văn hóa xã hội, cùng với việc chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở 3 nhà trường, Đảng bộ Nam Chính cần tập trung cao độ và huy động sự vào cuộc tích cực hơn nữa của cả hệ thống chính trị để thực hiện có hiệu quả phong trào vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân; phát động dọn vệ sinh môi trường hàng tuần, tạo phong trào thi đua trong từng gia đình, từng thôn, xóm, khu dân cư; phát huy vai trò của các đoàn thể và của từng cán bộ, công chức, đảng viên, đoàn viên và hội viên trong công tác vệ sinh môi trường; quyết tâm tạo chuyển biến rõ nét, nổi bật trong phong trào để xứng đáng là xã điểm của huyện trong phong trào vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân và là nơi vinh dự được đón Bác Hồ về thăm cách đây 52 năm.

Bên cạnh đó, Nam Chính cần tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chủ động phòng ngừa các tai tệ nạn xã hội; quan tâm chăm lo công tác xây dựng Đảng trên các mặt; thực hiện tốt công tác quản lý, bồi dưỡng, quy hoạch và đào tạo cán bộ đáp ứng với yêu cầu. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ, công chức và đảng viên cần nêu cao tinh thần gương mẫu, trách nhiệm, tận tâm với công việc, nói phải đi đôi với làm để quần chúng noi theo.

Đồng chí Bí thư Huyện ủy cũng yêu cầu MTTQ và các ngành, đoàn thể huyện tăng cường phối hợp, hướng dẫn xã Nam Chính tập trung khắc phục những khó khăn để thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ đề ra, góp phần đưa xã Nam Chính phát triển xứng đáng với quê hương vinh dự được đón Bác Hồ về thăm.

Tiếp tục chương trình làm việc tại các cơ sở

Tiếp tục chương trình làm việc tại các cơ sở, sáng ngày 9/6, Ban Thường vụ Huyện ủy đã làm việc với Đảng ủy xã Nam Chính về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2016 và 5 tháng đầu năm 2017; phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới. Đồng chí Phạm Mạnh Hùng - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện chủ trì buổi làm việc.

Xem thêm: sua tu lanh hitachi tai ha noitrung tam bao hanh tu lanh hitachibao hanh tu lanh hitachi
Thị trường thuốc bảo vệ thực vật ngày càng nhiễu loạn P2

Tham dự buổi làm việc có đồng chí Lê Quang Thụ - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy, thường trực HĐND, lãnh đạo UBND huyện; trưởng các ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể huyện.
Tại buổi làm việc, sau khi nghe đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Nam Chính báo cáo về tình hình thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ xã năm 2016 và 5 tháng đầu năm 2017, mục tiêu và những nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm 2017, đã có 16 ý kiến của các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy và lãnh đạo các ngành chức năng của huyện phát biểu làm rõ hơn những kết quả Nam Chính đạt được cũng như những mặt còn hạn chế mà Đảng bộ Nam Chính cần tập trung lãnh đạo để khắc phục.

Trong thời gian qua, với sự quan tâm sâu sát của huyện, Nam Chính đã giữ vững ổn định tình hình; phát huy được tinh thần đoàn kết trong Đảng và sự đồng thuận trong nhân dân, tạo nên nhiều khởi sắc tiến bộ trong phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, Nam Chính đã tích cực huy động các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn và tập trung thực hiện hoàn thành các tiêu chí. Toàn xã có 375 hộ gia đình tự nguyện hiến hơn 9.000 mét vuông đất, 1.846 mét tường bao và công trình, đóng góp hàng tỷ đồng để mở rộng đường giao thông nông thôn và xây dựng các thiết chế văn hóa. Với sự chung tay, góp sức của toàn Đảng, toàn dân, cuối năm 2016, Nam Chính đã vinh dự được UBND tỉnh cấp bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Ban Thường vụ Huyện ủy cũng đánh giá Nam Chính vẫn còn một số mặt hạn chế đó là: Kinh tế của Nam Chính cơ bản là thuần nông nhưng việc quy vùng sản xuất tập trung chưa được chú trọng, chưa khai thác được tiềm năng trong phát triển sản xuất nông nghiệp nên giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác đạt thấp hơn so với bình quân chung của huyện; hoạt động của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp hiệu quả chưa cao, chưa mở rộng được các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Công tác quản lý đất đai chưa chặt chẽ, trong đó năm 2016 vẫn còn 7 trường hợp vi phạm về đất đai phải xử lý; tiến độ xử lý đất dôi dư, đất xen xẹp còn chậm so với yêu cầu; chất lượng giáo dục ở các trường học không ổn định; ý thức của một số đảng viên và chất lượng sinh hoạt Đảng có nơi chưa cao; trình độ chuyên môn và năng lực công tác của một số cán bộ, công chức xã chưa đáp ứng yêu cầu. Mặc dù là xã được huyện chọn làm điểm thực hiện phong trào vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân nhưng việc triển khai thực hiện ở Nam Chính còn hình thức, kết quả không cao, chưa tạo được chuyển biến rõ nét trong công tác vệ sinh phòng bệnh và cảnh quan môi trường.

Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017

Thị trường thuốc bảo vệ thực vật ngày càng nhiễu loạn P2

Thị trường thuốc BVTV nhiễu loạn khiến việc thực hiện mục tiêu sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục những hạn chế này, cần phải áp dụng các giải pháp đồng bộ.
Để làm lành mạnh thị trường thuốc BVTV, thời gian qua, Chi cục BVTV tỉnh đã rà soát các cửa hàng, đại lý kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh. Trong số gần 1.400 cửa hàng có tới 400 cửa hàng bị đình chỉ hoạt động do người bán không có chứng chỉ chuyên môn mà chỉ kinh doanh tự phát.

Xem thêm: trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachisửa chữa tủ lạnh hitachi , bảo hành tủ lạnh hitachi hà nội

Thị trường thuốc bảo vệ thực vật ngày càng nhiễu loạn

Theo ông Phạm Nguyễn Hạnh, Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh, việc quản lý thuốc BVTV đã được phân cấp. UBND cấp xã chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra các cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV quy mô nhỏ nhưng hầu hết các xã không kiểm soát chặt chẽ. Do buông lỏng quản lý từ cơ sở nên thuốc giả, thuốc ngoài danh mục vẫn được bày bán công khai. Chi cục chỉ có 2 cán bộ chuyên trách nên việc thanh tra, kiểm tra chỉ theo xác suất. Ngoài ra, lực lượng chức năng mới kiểm tra bằng trực quan nên chỉ phát hiện được thuốc nhái, thuốc ngoài danh mục, thuốc không rõ nguồn gốc, còn việc đánh giá chất lượng thuốc vẫn bỏ ngỏ, chỉ khi phát sinh sự cố, thuốc mới được đem đi kiểm định. Điều này gây nhiều trở ngại cho công tác quản lý.

Một trong những nguyên nhân khiến thị trường thuốc BVTV trở nên bát nháo, thật giả lẫn lộn cũng xuất phát từ thói quen sản xuất của nông dân. Nông dân coi thuốc BVTV là biện pháp duy nhất để đẩy lùi sâu bệnh nên dẫn tới tình trạng lạm dụng. Ông Vũ Viết Khang, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Phạm Kha (Thanh Miện) cho biết: "Nông dân ít quan tâm tới việc phòng sâu bệnh từ gốc mà lệ thuộc vào thuốc BVTV. Nhưng lại thiếu thông tin, ít hiểu biết về sản phẩm nên luôn bị đặt trong tình cảnh may nhờ, rủi chịu. Loại thuốc này không hiệu quả thì chuyển sang sử dụng loại khác. Thói quen này không chỉ khiến nông dân lạc vào ma trận thuốc BVTV mà còn tiếp tay cho thuốc giả, thuốc kém chất lượng có cơ hội lộng hành".

Khi vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang ngày càng báo động, nông dân phải thay đổi tập quán sản xuất, ngăn chặn sâu bệnh từ khâu làm đất, chọn giống để không phụ thuộc vào thuốc BVTV. Đồng thời, người dân cần trang bị các kiến thức sử dụng thuốc BVTV theo đúng quy trình. Có như vậy mới có thể giải quyết được tận gốc những hạn chế của thị trường thuốc BVTV hiện nay

Thị trường thuốc bảo vệ thực vật ngày càng nhiễu loạn

Hiện nay, thị trường thuốc bảo vệ thực vật ngày càng nhiễu loạn với hàng nghìn đầu thuốc khác nhau khiến không ít người dân phải chịu cảnh mất tiền oan.
Lượng nhiều, chất khó kiểm soát: Do mang lại hiệu quả tức thì nên việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được nông dân ưu tiên lựa chọn để phòng trừ sâu bệnh gây hại trên cây trồng. Nhưng hầu hết nông dân lại bị động trong việc tìm kiếm thuốc BVTV phù hợp với cây trồng vì không thể đánh giá được chất lượng sản phẩm mà chỉ dựa vào lời tư vấn, giới thiệu của chủ đại lý.

Xem thêm:  trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi hà nộisua chua tu lanh hitachi , trung tâm bảo hành hitachi hà nội 

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Đảng ủy và cán bộ chủ chốt xã Lai Vu


Chị Nguyễn Thị Cúc ở thôn Cổ Tân, xã An Phụ (Kinh Môn) thừa nhận: “Mặc dù làm nông nghiệp lâu năm nhưng tôi không hiểu mấy về thuốc BVTV. Khi lúa, rau màu bị nhiễm sâu bệnh, tôi chỉ biết ra cửa hàng thuốc BVTV mô tả dấu hiệu bệnh, còn dùng loại thuốc nào là do người bán quyết định". Vì vậy không ít lần chị Cúc mua phải thuốc kém chất lượng hoặc đã hết hạn sử dụng. Chi phí mua thuốc BVTV tốn kém mà kết quả không khả quan, sâu bệnh vẫn hoành hành. Nhiều vụ hành tỏi chị không có lãi vì sâu bệnh.

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất của người dân, trên thị trường có rất nhiều chủng loại, mẫu mã phong phú. Tuy nhiên, càng nhiều lựa chọn thì nông dân càng phải đối mặt với nhiều nỗi lo khi họ không có kiến thức căn bản về thuốc BVTV. Ông Đoàn Văn Minh ở thôn Khánh Hội, xã Nam Đồng (TP Hải Dương) cho biết: “Đều có chung công dụng phòng trừ bệnh đạo ôn cho lúa nhưng lại có đến hàng chục loại thuốc có tên gọi, bao bì và giá cả khác nhau nên người dân không biết thế nào mà lần". Do không hiểu hết công dụng của thuốc, không biết thành phần của thuốc có phù hợp với loại cây mình đang trồng hay không nên đôi khi nông dân phải chịu mất mùa.

Câu chuyện hơn 30 ha lúa nếp vụ xuân năm nay ở xã Nam Đồng (TP Hải Dương) có nguy cơ bị mất mùa là một ví dụ điển hình. Nghe chủ đại lý bán thuốc BVTV quảng cáo về loại thuốc phòng trừ đạo ôn mới có thể tiết kiệm một nửa chi phí nên ông Minh và một số hộ dân trong xã đã sử dụng loại thuốc này phun cho lúa nếp. Tuy nhiên, giống lúa nếp BM 9603 mà họ gieo cấy lại không nằm trong cơ cấu giống của tỉnh. Giống này lại mẫn cảm với các thành phần của loại thuốc mới đã dùng. Hậu quả là hơn 30 ha lúa  bị lép, khả năng mất mùa hiện hữu.

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Đảng ủy và cán bộ chủ chốt xã Lai Vu

Chiều 5.6, Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Đảng ủy và cán bộ chủ chốt xã Lai Vu (Kim Thành).
Thường trực Tỉnh ủy nghe báo cáo kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ những tháng đầu năm; nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong thời gian tới và tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp (KCN) Lai Vu.

Xem thêm:  bao hanh tu lanh hitachi tai ha noi,sửa tủ lạnh hitachi tại hà nộibao hanh tu lanh hitachi

Tại lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5.6,


Đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì buổi làm việc. Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ xã Lai Vu trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành vẫn còn một số hạn chế. Đó là chưa khai thác được tiềm năng, thế mạnh của xã có khu công nghiệp. Phong trào xây dựng nông thôn mới chưa đạt mục tiêu đề ra.
Tình hình nội bộ nhân dân còn diễn biến phức tạp, vẫn còn tình trạng người dân khiếu kiện vượt cấp, tập trung đông người ngăn cản hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong KCN Lai Vu.

Việc khắc phục hậu quả môi trường do Công ty TNHH Dệt Pacific Crystal gây ra vẫn chưa được giải quyết triệt để. Tổ chức Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể của xã, thôn chưa vào cuộc quyết liệt, chưa có biện pháp hữu hiệu để giải quyết các vấn đề liên quan đến tình hình KCN Lai Vu.

Để kịp thời khắc phục những khó khăn, vướng mắc, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển yêu cầu tất cả cán bộ, đảng viên là cán bộ chủ chốt của xã Lai Vu cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng bộ và nhân dân, phát huy tinh thần đoàn kết, gương mẫu đi đầu trong việc triển khai đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đưa xã Lai Vu trở thành một xã phát triển trong thời gian tới.

Đảng bộ, chính quyền xã cần chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra năm 2017 và những năm tiếp theo; tiếp tục chỉ đạo thực hiện các biện pháp khắc phục, sửa chữa khuyết điểm sau kiểm điểm theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII); đẩy mạnh các phong trào thi đua, nhất là phong trào xây dựng nông thôn mới; tăng cường công tác quản lý đất đai, xử ý nghiêm vi phạm lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích, khai thác đất, cát lòng sông trái phép.
Đối với sự việc liên quan đến KCN Lai Vu, đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cho rằng những quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người dân có đất bị thu hồi đều được các cấp chính quyền bảo vệ, thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Vì vậy, người dân cần chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bất kể cá nhân, tổ chức nào vi phạm phải căn cứ vào tính chất, mức độ để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Đảng bộ, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội của xã Lai Vu cần vào cuộc một cách tích cực, đến từng gia đình để tuyên truyền, vận động những hộ có đất bị thu hồi nhưng chưa nhận tiền đền bù, hỗ trợ; không tham gia tụ tập đông người hoặc có những hành động quá khích gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội và hoạt động bình thường của doanh nghiệp.
Quan điểm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh là không chấp nhận bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động gây ô nhiễm môi trường. Phát triển kinh tế bền vững phải gắn với bảo vệ môi trường. Kiên quyết loại bỏ những doanh nghiệp cố tình vi phạm quy định về môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất.
Người dân cần phải tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và kết luận của các cơ quan chuyên môn, tạo điều kiện để doanh nghiệp khắc phục hạn chế, thiếu sót, tập trung xây dựng các hạng mục công trình trong xử lý môi trường.
Người dân xã Lai Vu có quyền giám sát, tiếp cận tất cả các thông tin, hoạt động và những công trình liên quan đến bảo vệ môi trường của Công ty TNHH Dệt Pacific Crystal.

Thứ Bảy, 3 tháng 6, 2017

Tại lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5.6,

Tại lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5.6, các đại biểu tham gia trồng cây trên đảo Cò, thả chim, cá ...
Sáng 3.6, tại Di tích quốc gia danh lam thắng cảnh đảo Cò, xã Chi Lăng Nam (Thanh Miện), Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Hải Dương phối hợp với Công ty TNHH Dây cáp điện ô tô Sumiden Việt Nam và UBND xã Chi Lăng Nam tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5.6.

Xem thêm: trung tam bao hanh tu lanh hitachisửa tủ lạnh hitachibảo hành tủ lạnh hitachi        

Tuy mới vào kỳ nghỉ hè nhưng tại các bể bơi trên địa bàn TP Hải Dương


Tại lễ phát động, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị các cấp, các ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội và doanh nghiệp tích cực vận động nhân dân tự giác tham gia các hoạt động, phong trào bảo vệ môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; hạn chế sử dụng nguồn nguyên liệu, nhiên liệu có phát sinh khí thải gây biến đổi khí hậu.

Trồng nhiều cây xanh ở những nơi đất trống, xung quanh công sở, trường học, bệnh viện; ra quân vệ sinh môi trường; thu gom, xử lý chất thải, rác thải tại nơi làm việc, khu dân cư; khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương, ao hồ, hệ thống thoát nước...

Tại buổi lễ, Công ty TNHH Dây cáp điện ô tô Sumiden Việt Nam tặng Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường tỉnh 1 bộ máy vi tính và máy in. Quỹ Bảo vệ môi trường Hải Dương tặng UBND xã Chi Lăng Nam 30 bộ quần áo bảo hộ lao động cho các tổ thu gom rác thải trong xã.
Ngay sau buổi lễ, các đại biểu tham gia trồng cây trên đảo Cò, thả chim, cá nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức, sự quan tâm của xã hội đối với bảo tồn đa dạng sinh học, tạo dựng lối sống, hành vi có trách nhiệm với thiên nhiên và kêu gọi phong trào toàn dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường.
Từ đầu vụ vải đến nay, đã có 2,4 tấn vải sớm của Thanh Hà được một doanh nghiệp thu mua để xuất khẩu sang thị trường Australia.
Ngày 2.6, Công ty TNHH Sản xuất dịch vụ thương mại Rồng Đỏ tiếp tục xuất khẩu 1,2 tấn vải u hồng được thu mua tại vùng vải sớm xuất khẩu ở xã Thanh Bính (Thanh Hà) sang thị trường Australia bằng đường hàng không. Từ đầu vụ vải đến nay, đã có 2,4 tấn vải sớm của Thanh Hà được doanh nghiệp này thu mua để xuất khẩu sang thị trường Australia.

Đại diện trực tiếp thu mua vải của công ty tại Thanh Hà cho biết, ngày 1.6, công ty đã thu mua 4 tấn vải u hồng với giá từ 27.000-30.000 đồng/kg, cao hơn giá thị trường cùng thời điểm 10.000 đồng/kg. Trong 2-3 ngày tới, công ty tiếp tục thu mua vải của bà con ở Thanh Hà để xuất khẩu.
Công ty đang khảo sát, đánh giá chất lượng vùng vải thiều xuất khẩu tại các xã Thanh Thủy, Thanh Xá và Thanh Khê. Nếu bảo đảm chất lượng, công ty sẽ thu mua của bà con để xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU và Australia.

Tuy mới vào kỳ nghỉ hè nhưng tại các bể bơi trên địa bàn TP Hải Dương

Tuy mới vào kỳ nghỉ hè nhưng tại các bể bơi trên địa bàn TP Hải Dương đã có rất nhiều học sinh đến học bơi.
Tại bể bơi Nhà Thiếu nhi tỉnh, các lớp học bơi dành cho lứa tuổi thiếu nhi bắt đầu từ 6 giờ sáng, kéo dài 1 giờ. Mỗi ngày, bể bơi này tổ chức dạy 5 ca, mỗi ca có từ 30-35 em.Học phí cho một học sinh tới khi biết bơi cơ bản 500 nghìn đồng. Năm nay là năm thứ tư, Nhà thiếu nhi tỉnh tổ chức các lớp học bơi cho các em học sinh. Để phục vụ tốt hơn nhu cầu của phụ huynh và các em, năm nay, Nhà Thiếu nhi mới đầu tư thêm mái che cho khu vực bể bơi. Khóa học bơi tại đây bắt đầu khai giảng từ cuối tháng 5. Học sinh có nhu cầu có thể đăng ký học trong suốt quá trình nghỉ hè.

Sao Đỏ là phường trung tâm thị xã Chí Linh

Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên là một thiên tinh ở trên thiên đình


Các lớp học bơi không chỉ tạo sân chơi lành mạnh cho các em vào dịp hè, rèn luyện sức khỏe mà còn trang bị kỹ năng, giúp các em phòng tránh nguy cơ đuối nước. Đây cũng là lý do khiến anh Nguyễn Việt Đức ở khu dân cư số 5, phường Nguyễn Trãi (TP Hải Dương) dành thời gian đưa cả 4 thành viên nhí trong gia đình tham gia khóa học bơi tại Nhà Thiếu nhi tỉnh.
Khi mới tham gia lớp học, con gái anh - cháu Nguyễn Phương Thảo rất sợ nước. “Mỗi lần gia đình đi du lịch biển, cháu không dám tắm, chỉ ngồi trên bờ trông đồ cho các anh”, anh Đức nói. Sau khi học được 3 buổi, Thảo đã tỏ ra rất hào hứng với môn bơi.

Ông Đinh Văn Tiện, giáo viên dạy bơi ở Nhà Thiếu nhi tỉnh cho biết ngoàiviệc rèn luyện về sức khỏe, tạo sân chơi bổ ích, các lớp học bơicòn trang bị bài bản các kỹ năng để trẻ có thể tự bảo vệ mình khỏi nguy cơ đuối nước. Các động tác căn bản như không vùng vẫy khi bị rơi xuống ao hồ, bình tĩnh thả nổi người trên mặt nước, cách đạp chân, thở dưới nước, sau đó mới học các kiểu bơi...
Bể bơi Hà Hải ở phường Lê Thanh Nghị (TP Hải Dương) cũng là một địa chỉ tin cậy của nhiều phụ huynh khi cho con em mình tới đây học bơi. Từ 6 - 9 giờ sáng và 16 - 19 giờ chiềuhằng ngày là khung giờ tập trung nhiều lớp học bơi nhất. Các lớp học dành cho mọi lứa tuổi từ 15-16 tuổi, 10-12 tuổi, 8-10 tuổi, 5-6 tuổi, thậm chí nhiều bé mới 4 tuổi đã được phụ huynh đưa tới các lớp học, tiếp xúc với nước đúng phương pháp để bé “dạn nước”.

Anh Đỗ Đức Duy, giáo viên dạy bơi tại bể bơi Hà Hải cho biết trẻ từ 4-5 tuổi đã có thể làm quen với môi trường bể bơi. Các phụ huynh không nên lo lắng vì con đã làm quen với môi trường nước từ trong bụng mẹ. Theo anh Duy, tuổi tốt nhất để bắt đầu theo các khóa học bơi là từ 6 tuổi. Đối với trẻ từ 7 - 10 tuổi, thường chỉ sau 1 buổi học đã có thể biết bơi ếch, duy trì thêm 10 buổi có thể bơi sải, bơi ngửa. Những trẻ "dạn nước" chỉ cần học 10 buổi và duy trì việc cho trẻ tập luyện hằng tuần đều có thể bơi thạo.
Hiện bể bơi Hà Hải có 20 lớp học. Mỗi lớp có 15 em. Học phí cho 1 học sinh đến khi biết bơi là 800 nghìn đồng. Mỗi lớp học đều có 1 giáo viên và 1 nhân viên cứu hộ trực tiếp hỗ trợ các em, bảo đảm an toàn tuyệt đối. Khu vực bể bơi được phân chia theo từng lứa tuổi, đối tượng để bảo đảm an toàn.
Ngoài hai địa chỉ trên, ở TP Hải Dương còn có bể bơi Thái ở phường Nhị Châu, bể bơi Yết Kiêu trên đường Thanh Niên, bể bơi Thanh Bình cạnh đường 52 m. Các bể bơi này đều tổ chức nhiều lớp học bơi cho các em nhỏ dịphè.
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều vụ đuối nước thương tâm mà nạn nhân là các em học sinh chưa biết bơi. Ngoài việc tạo sân chơi bổ ích cho các em, các lớp học bơi còn là nơi trang bị cho các em nhỏ nhiều kiến thức, kĩ năng bổ ích trong việc phòng chống đuối nước.

Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2017

Sao Đỏ là phường trung tâm thị xã Chí Linh

Sao Đỏ là phường trung tâm thị xã Chí Linh. Phường có 23 tuyến phố, trong đó có 4 tuyến phố chính gồm Nguyễn Trãi, Thái Học, Hùng Vương và Hưng Đạo.
Theo quy hoạch, các tuyến có vỉa hè rộng từ 3 - 5m, song nhiều đoạn đã bị lấn chiếm.
Theo ông Nguyễn Hoài Bắc, Phó Chủ tịch UBND phường, vừa qua phường đã giải toả vi phạm vỉa hè tại các phố Nguyễn Trãi, Thái Học và Hùng Vương. 3 tuyến phố này có 634 trong tổng số 749 hộ có công trình kiến trúc, mái che, bậc lên xuống… vi phạm hành lang giao thông, vỉa hè.

Xem thêm:trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachisua chua tu lanh hitachi , bảo hành tủ lạnh hitachi               

Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên là một thiên tinh ở trên thiên đình

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Ninh Giang


Từ đầu tháng 3, phường đã tổ chức họp với các hộ dân nằm sát mặt đường để tuyên truyền mục đích, ý nghĩa Đề án “Xây dựng tuyến phố văn minh và công dân thân thiện giai đoạn 2015 - 2020” của UBND thị xã. Trước tiên tuyên truyền người dân không buôn bán, lấn chiếm vỉa hè, lề đường. Vận động 100% số hộ, cơ quan, doanh nghiệp cam kết xây dựng tuyến phố văn minh và công dân thân thiện. Nội dung cam kết thể hiện rõ việc không cơi nới làm mái che, mái vẩy, bục bệ, công trình kiến trúc vi phạm hành lang, vỉa hè; đặt biển quảng cáo đúng quy định... Phường tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh liên tục 15 ngày. Qua đó, đã có 45 hộ tự nguyện tháo dỡ sớm các công trình vi phạm, 569 hộ khác được các lực lượng chức năng hỗ trợ tháo dỡ. Đến nay, cả 3 tuyến Nguyễn Trãi, Thái Học và Hùng Vương chỉ còn 20 hộ xin gia hạn tự tháo dỡ trước ngày 10.6.

Ông Vũ Xuân Cam, Trưởng khu dân cư Nguyễn Trãi 2 cho biết sau khi họp với 192 hộ ven đường, người dân đều cam kết thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của thị xã và phường, xây dựng tuyến phố văn minh. Gia đình các ông Nguyễn Văn Tế, Đào Duy Tôn, Trần Huy Đức, bà Nguyễn Thị Phú đã gương mẫu dỡ bỏ các công trình vi phạm. Các hộ bán hàng không lấn chiếm vỉa hè, trả lại đường phố khang trang, thoáng đãng.

Trong tháng 6, phường Sao Đỏ tiếp tục giải tỏa vỉa hè, lòng đường, xây dựng đường Trần Hưng Đạo thành tuyến phố văn minh. Phố này dài trên 900 m, vỉa hè rộng 3 m. Phường dự kiến hình thành đây là tuyến phố ẩm thực. Thị xã đã đầu tư hệ thống thoát nước, block vỉa hè, người dân bỏ tiền lát gạch toàn bộ vỉa hè với tổng số tiền hơn 3 tỷ đồng. Các hộ đã cam kết thực hiện nghiêm quy định về hành lang giao thông và vỉa hè, xây dựng tuyến phố văn minh.

Ông Nguyễn Hoài Bắc cho biết thêm Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể phường phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân từng bước hoàn thiện các tiêu chí tuyến phố văn minh trên các tuyến đường trong phường, đáp ứng việc nâng cấp thị xã lên thành phố. Trong năm 2017, phường phấn đấu xây dựng 4 tuyến phố chính đạt tuyến phố văn minh đô thị. Các tuyến phố khác được xây dựng trong những năm sau. Phường đang tiếp tục nâng cấp nốt 750 m đường Yết Kiêu, xây dựng đường Bạch Đằng theo quy mô mới. Thực hiện quy hoạch mở rộng đường và xây dựng hè phố các đường còn lại.

Hiện nay, phường đã đề xuất với thị xã quy hoạch điểm đỗ xe, nơi bán hàng, điểm kinh doanh dịch vụ tập trung để tạo việc làm cho người dân. Phường cũng xây dựng hàng chục điểm quảng cáo, rao vặt; tặng 2.000 lá cờ để người dân cắm cờ đúng quy cách, trang nghiêm trong những ngày lễ...

Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên là một thiên tinh ở trên thiên đình

Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên là một thiên tinh ở trên thiên đình, được Thiên Đế sai giáng hạ vào khối đá ở trang Chi Ngại, Yên Mô, huyện Phượng Hoàng, xứ Kinh Bắc.
Sáng 2.6 (8.5 âm lịch), Ban Tổ chức lễ hội đền Sinh – đền Hóa thị xã Chí Linh tổ chức dâng hương tưởng niệm Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên và khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử quốc gia Đền Hóa. Đây là một trong những nội dung chính được tổ chức tại lễ hội đền Sinh – đền Hóa năm nay.

Xem thêm: trung tam bao hanh tu lanh hitachi, sửa chữa tủ lanh hitachi,   trung tam bao hanh tu lanh hitachi ha noi

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Ninh Giang


Theo văn bia, Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên là một thiên tinh ở trên thiên đình, được Thiên Đế sai giáng hạ vào khối đá ở trang Chi Ngại, Yên Mô, huyện Phượng Hoàng, xứ Kinh Bắc (nay là thôn An Mô, xã Lê Lợi, Chí Linh) để cứu vớt đại hạn nhân gian. Khối đá này có dáng người mẹ trong tư thế sinh nở.

Tương truyền ngày trước trẻ chăn trâu tụ hội ở chân núi nghe có tiếng trẻ khóc, đến nơi thấy một em bé ngồi ở chỗ đá nứt, tiếng như chuông đồng. Trẻ mục đồng lấy tay làm kiệu, lấy nón làm lọng, lấy khăn trẻ gái làm cờ, rước về làng. Trên đường đi, bỗng nhiên trời nổi mưa to gió lớn, em bé ấy bay thẳng lên không, nói vọng xuống: “Ta là thần Phi Bồng hạo Thiên giáng hạ, nay bị lộ hóa về trời”. Người địa phương lấy làm kinh sợ lập đền thờ. Chỗ khối đá sinh ra em bé lập đền Sinh, chỗ em bé hóa về trời lập đền Hóa. Từ đó Thánh Phi Bồng đã phù hộ cho dân trong vùng được mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Thánh cũng đã ngầm giúp cho vua Lý Thái Tông dẹp quân Chiêm Thành, Trần Hưng Đạo đánh thắng quân Nguyên, được nhiều triều vua phong là “Hạo Thiên tối linh thượng đẳng thần”.
Theo bia ký đền Sinh được xây dựng từ thời Tiền Lê, đền Hóa được xây dựng thời Lý. Năm 1994, đền Sinh, đền Hóa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Trải qua các triều đại đền đã nhiều lần được trùng tu, tôn tạo. Tuy nhiên, đền Hóa ngày càng xuống cấp do tác động của thời tiết. Từ tháng 10.2016 đến tháng 5.2017, Ban Quản lý di tích thị xã Chí Linh đã huy huy động xã hội hóa được gần 1 tỷ đồng để tiến hành tu bổ, tôn tạo toàn bộ Tiền bái và Trung từ đền Hóa với các hạng mục chính như trát lại toàn bộ tường, lợp lại mái, thay những cấu kiện gỗ không bảo đảm, đắp lại linh vật trên mái, ốp gỗ và sơn thếp toàn bộ hậu cung... Trong quá trình xây dựng, có rất nhiều cá nhân có lòng hảo tâm đã phát tâm công đức tu bổ, tôn tạo ngôi đền.

 Di tích đền Sinh - đền Hóa là một trong những địa chỉ tâm linh về tín ngưỡng thờ Mẫu lâu đời và có tiếng ở Việt Nam. Lễ hội đền Sinh – đền Hóa2017 được tổ chức trong 3 ngày từ 31.5-2.6 (tức mùng 6 -8.5 âm lịch). Năm nay, Ban tổ chức không tổ chức lễ rước thánh nhưng đã tiến hành phục dựng lễ đón bóng Đức Thánh và làm bài bản hơn lễ ban khước Thánh. Đặc biệt, tối 31.5 (6.5 âm lịch), Ban Tổ chức lễ hội thị xã Chí Linh đã phối hợp với Viện Nghiên cứu văn hóa tổ chức Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ năm 2017 để hầu mừng, tôn vinh, ca tụng công lao, uy linh của Đức Mẫu, Đức Thánh đã có công âm phù hộ quốc, bảo trợ cho nhân dân hạnh phúc, khang cường.