Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

Tính đã ngoài 30 tuổi nhưng nay mới dẫn người yêu về ra mắt bố mẹ

Con trai ông Tâm, bà Tính đã ngoài 30 tuổi nhưng nay mới dẫn người yêu về ra mắt bố mẹ. Cháu chào hai bác ạ!
Ông Tâm, bà Tính ngước mắt lên nhìn gương mặt con dâu tương lai. Cô tên Lan, người nhỏ nhắn, nước da bánh mật đen giòn, đôi mắt sáng và nụ cười duyên. Nhanh nhẹn, ưa nhìn nhưng Lan không phải là người con gái đảm đang. Bà Tính nhờ Lan làm con gà nhốt sẵn, cô trả lời thẳng thắn:

Xem thêm: sửa chữa tủ lạnh hitachi tại hà nội,sua tu lanh hitachi tai ha noi  , trung tâm bảo hành hitachi hà nội

Bên cạnh những lớp học văn hóa năng khiếu

Tiếp tục chương trình làm việc tại các cơ sở P2


- Cháu không biết làm gà bác ạ!
Bà giấu cái thở dài vào trong:
- Vậy cháu làm bánh đa nem giúp bác vậy.
Lan gượng gạo nhận lời. Hôm đó, bánh đa nem là món lạ nhất trên mâm cơm gia đình bà Tính vì vừa mặn, vừa cháy.
Khách quý về rồi, bà Tính nhất quyết không "duyệt" nàng dâu. Ngoài cái nết hậu đậu, bà Tính còn chê công việc làm báo của Lan vất vả, không phù hợp với phụ nữ khi có gia đình. Khác với vợ, ông Tâm lại nghĩ Lan là người sắc sảo, có học thức. Quan trọng là cái tâm cái tính của cô tốt. Ông nói với bà:
- Việc bếp núc, nhà cửa mình sẽ bảo con dần dần.
Thấy chồng nói vậy, bà Tính đành ậm ừ cho qua. Đám cưới cuối cùng cũng được tổ chức. Thời gian đầu về làm dâu, dù cố gắng nhưng Lan làm gì cũng không vừa mắt mẹ chồng. Còn ông Tâm lại gật gù vì nói chuyện gì, ông cũng thấy con dâu am hiểu, suy nghĩ có tình, có lý. Vừa tự hào, ông Tâm vừa thấy vui vì như có thêm người bạn tri kỷ.
Hai năm sau, ông Tâm, bà Tính vui mừng đón đứa cháu trai kháu khỉnh ra đời. Hết thời gian ở cữ, bà Tính trông cháu cho Lan tiếp tục đi làm. Có hôm bận việc, buổi trưa Lan không về qua nhà cho con bú, thằng bé phải ăn sữa ngoài. Bà Tính xót cháu lắm. Điều làm bà bực mình hơn cả là những hôm Lan về muộn. Với bà, vẻ mặt nhợt nhạt, mệt mỏi của con dâu chỉ là do cô giả tạo. Khó chịu nhất là những lần cô mang theo mùi bia rượu về nhà...

- Ông thấy chưa? Lấy nó về chỉ khổ con mình. Đàn bà con gái gì mà đi đêm về hôm, bia rượu như đàn ông?-bà Tính lớn tiếng.
Lâu ngày, không chỉ có bà Tính mà ngay cả chồng Lan cũng thấy khó chịu. Nhà cửa chẳng còn êm ấm. Có lần ông Tâm hỏi thử ý con dâu:
- Công việc vất vả vậy, hay con xin sang làm văn phòng ở cơ quan nào cho đỡ mệt?
Lan thầm cảm ơn bố chồng vì chỉ có ông là người hiểu công việc của cô nhưng Lan cũng biết áp lực từ phía gia đình. Cô từng tự hỏi mình: tiếp tục hay từ bỏ công việc để giữ gìn hạnh phúc gia đình? Lan yêu chồng, yêu đứa con trai còn bé bỏng. Cô khóc nhưng trả lời dứt khoát:
- Con sẽ đi tiếp con đường mình đã chọn.
Lan tự nhủ mình phải cố gắng gấp năm, gấp mười lần so với trước.
Công việc ở cơ quan cứ triền miên ngày này qua ngày khác, không lúc nào Lan được nghỉ ngơi. Hết đặt lịch hẹn phỏng vấn nhân vật lại đi cơ sở. Có khi cả ngày đi làm mệt rã rời nhưng để bảo đảm tính thời sự, đêm đến, Lan lại lọ mọ viết bài. Bù lại, cô được cơ quan, đồng nghiệp đánh giá cao. Nhuận bút của cô luôn thuộc tốp "đỉnh" nhất ở cơ quan. Nhiều bài viết còn được cơ quan khen thưởng và còn được giải báo chí của tỉnh. Thu nhập tăng, Lan thuê người giúp việc bán thời gian để bà Tính được nghỉ ngơi. Bản thân cô cũng cố gắng dành thời gian cho gia đình, chăm sóc con và giúp đỡ mẹ chồng nhiều hơn. Dần dần bà Tính cũng bớt cằn nhằn. Không khí trong nhà đỡ căng thẳng.

Một hôm, có người lạ bấm chuông cửa. Người này trạc tuổi với ông Tâm nhưng nom khắc khổ. Ông Tâm thấy dáng vẻ quen lắm.
- Ông tìm ai? - ông Tâm hỏi.
- Bác cho tôi hỏi cô Lan nhà báo?
Lạ thật, đến giọng nói ông Tâm cũng thấy quen. Sau một phút định thần, ông Tâm nhận ra ông Tiến, đồng đội cũ của mình. Những năm 1968-1972, họ cùng nhau đi B, bao lần cùng cận kề cái chết. Tay bắt mặt mừng, họ ôm chầm lấy nhau, xúc động. Bao hồi ức những trận đánh năm xưa lại hiện về...
Sau hòa bình, ông Tiến trở về lành lặn nhưng nhiễm chất độc da cam. Con trai duy nhất của ông bị ảnh hưởng nên ngớ ngẩn.
-Nó đi suốt. Có lần lạc cả tháng trời. May nhờ có bài báo của cô Lan nên gia đình tôi mới tìm lại được - ông Tiến nói.
Nhìn giọt nước mắt trên gương mặt khắc khổ của người đồng đội cũ, ông Tâm hiểu giá trị công việc mà Lan làm thầm lặng bấy lâu. Cô đã giúp ông có được nghĩa cử cao đẹp, tri ân đồng đội cũ, người chịu nhiều thiệt thòi, mất mát hơn ông trong chiến tranh.
Vỗ vỗ lên đôi vai đồng đội cũ, ông Tâm ân cần:
- Dâu tôi là nhà báo Lan!- ông Tâm nói đầy tự hào.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét