Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017

Thị trường thuốc bảo vệ thực vật ngày càng nhiễu loạn

Hiện nay, thị trường thuốc bảo vệ thực vật ngày càng nhiễu loạn với hàng nghìn đầu thuốc khác nhau khiến không ít người dân phải chịu cảnh mất tiền oan.
Lượng nhiều, chất khó kiểm soát: Do mang lại hiệu quả tức thì nên việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được nông dân ưu tiên lựa chọn để phòng trừ sâu bệnh gây hại trên cây trồng. Nhưng hầu hết nông dân lại bị động trong việc tìm kiếm thuốc BVTV phù hợp với cây trồng vì không thể đánh giá được chất lượng sản phẩm mà chỉ dựa vào lời tư vấn, giới thiệu của chủ đại lý.

Xem thêm:  trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi hà nộisua chua tu lanh hitachi , trung tâm bảo hành hitachi hà nội 

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Đảng ủy và cán bộ chủ chốt xã Lai Vu


Chị Nguyễn Thị Cúc ở thôn Cổ Tân, xã An Phụ (Kinh Môn) thừa nhận: “Mặc dù làm nông nghiệp lâu năm nhưng tôi không hiểu mấy về thuốc BVTV. Khi lúa, rau màu bị nhiễm sâu bệnh, tôi chỉ biết ra cửa hàng thuốc BVTV mô tả dấu hiệu bệnh, còn dùng loại thuốc nào là do người bán quyết định". Vì vậy không ít lần chị Cúc mua phải thuốc kém chất lượng hoặc đã hết hạn sử dụng. Chi phí mua thuốc BVTV tốn kém mà kết quả không khả quan, sâu bệnh vẫn hoành hành. Nhiều vụ hành tỏi chị không có lãi vì sâu bệnh.

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất của người dân, trên thị trường có rất nhiều chủng loại, mẫu mã phong phú. Tuy nhiên, càng nhiều lựa chọn thì nông dân càng phải đối mặt với nhiều nỗi lo khi họ không có kiến thức căn bản về thuốc BVTV. Ông Đoàn Văn Minh ở thôn Khánh Hội, xã Nam Đồng (TP Hải Dương) cho biết: “Đều có chung công dụng phòng trừ bệnh đạo ôn cho lúa nhưng lại có đến hàng chục loại thuốc có tên gọi, bao bì và giá cả khác nhau nên người dân không biết thế nào mà lần". Do không hiểu hết công dụng của thuốc, không biết thành phần của thuốc có phù hợp với loại cây mình đang trồng hay không nên đôi khi nông dân phải chịu mất mùa.

Câu chuyện hơn 30 ha lúa nếp vụ xuân năm nay ở xã Nam Đồng (TP Hải Dương) có nguy cơ bị mất mùa là một ví dụ điển hình. Nghe chủ đại lý bán thuốc BVTV quảng cáo về loại thuốc phòng trừ đạo ôn mới có thể tiết kiệm một nửa chi phí nên ông Minh và một số hộ dân trong xã đã sử dụng loại thuốc này phun cho lúa nếp. Tuy nhiên, giống lúa nếp BM 9603 mà họ gieo cấy lại không nằm trong cơ cấu giống của tỉnh. Giống này lại mẫn cảm với các thành phần của loại thuốc mới đã dùng. Hậu quả là hơn 30 ha lúa  bị lép, khả năng mất mùa hiện hữu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét