Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2017

Tình Trạng Này Khiến Không Ít Trường Học Gặp Khó Khăn P2

Có mặt ngay khi ngớt tiếng bom
13 giờ 30 ngày 5.11.1965, Mỹ điều 20 máy bay ném xuống cầu Lai Vu 50 quả bom loại 910 kg và 450 kg làm chết 19 bộ đội, công nhân, dân thường và làm 26 người bị thương. Các lực lượng hiệp đồng bắn rơi 1 máy bay F8U, cầu Lai Vu hư hỏng nhưng giao thông vẫn giữ vững. Sau đó hơn 10 ngày, Mỹ tiếp tục điều động 34 lượt máy bay F8U, A40, F4H oanh kích cầu Lai Vu. Tháng 12.1965, không quân Mỹ nhiều lần đánh phá cầu Phú Lương, Lai Vu, các điểm xung yếu trên đường 5. Ngày 19.6.1967, không quân Mỹ cho nhiều tốp máy bay bắn phá cầu Phú Lương, Lai Vu, dọc đường 5 từ Phú Thái đến thị xã Hải Dương. Chỉ sau 2 giờ, lực lượng GTVT đã phối hợp lắp xong cầu phao Cổ Pháp và làm đường tránh để không ách tắc giao thông...
Trong 34 ngày đêm (từ ngày 28.6.1967), Mỹ mở đợt đánh phá mới vào Hải Dương, huy động 1.321 lượt máy bay oanh tạc 71 đợt, 312 điểm, ném 2.649 quả bom, 164 bom bi mẹ, bắn 78 tên lửa, 11.446 quả rocket vào trận địa phòng không, hệ thống giao thông, cầu cống... Trong những ngày chiến tranh ác liệt đó, nhiều chiến sĩ ngành giao thông ngã xuống, như máy trưởng Đặng Hồng Đào, thủy thủ Nguyễn Văn Chuyển, lái ca nô rà bom từ trường Lê Đình Cuổng...

Xem thêm: hang bao hanh tu lanh hitachi,trung tam bao hanh tu lanh hitachi,bao hanh tu lanh samsung   

Với dã tâm cắt đứt tuyến đường 5A huyết mạch từ Hà Nội về Hải Phòng


"Cung đường tôi phụ trách có hơn chục công nhân, chủ yếu là nữ song hễ ngớt tiếng bom là chúng tôi có mặt. Những trận Mỹ không kích ban đêm, tôi phải lén ra khỏi nhà kẻo các con thức giấc. Mười mấy năm liên tục, không đếm xuể chị em trong cung đường đã san lấp được bao nhiêu hố bom và tu sửa bao nhiêu km đường cho những chuyến xe qua", cụ Hoàng Thị Vân, 80 tuổi ở khu La Văn Cầu (thị trấn Nam Sách) kể. Cụ Vân công tác tại Đoạn Bảo dưỡng đường bộ Hải Dương từ năm 1957, đến năm 1986 nghỉ hưu khi đang là Trưởng bến đò Hàn. Theo cụ Vân, tất cả công nhân theo dõi máy bay đến bằng mắt, bằng tai. Lấp hố bom bằng cuốc xẻng. Ăn uống kham khổ song ai cũng quyết tâm không để phương tiện phải chờ đợi lâu. Vì thế các trọng điểm như Cổ Pháp, Ninh Xá, ngã ba Hàng, bến phà Bình mặc dù bị đánh phá ác liệt song giao thông luôn bảo đảm.

Bên cạnh chiến đấu, bảo đảm giao thông, ngành GTVT Hải Dương còn thực hiện tốt nhiệm vụ chi viện cho chiến trường miền Nam ruột thịt. Từ năm 1965-1967, Ty GTVT thường xuyên tổ chức các đoàn vận tải ô tô, sà lan chở hàng phục vụ chiến trường miền Nam. Tổng số gạo chuyển vào Thanh Hóa, Nghệ An để chuyển tiếp vào chiến trường khoảng 10.000 tấn/năm.

Với cụ Minh, cụ Vân, gần nửa thế kỷ đã lùi xa, song ký ức về những trận oanh kích dữ dội của không quân Mỹ, tiếng nói cười của đồng đội mặt còn lấm lem khói bom, bùn đất trên các trọng điểm cầu đường vẫn còn nguyên vẹn. Những mất mát, hy sinh của cán bộ, công nhân ngành GTVT Hải Dương đã làm cho mạch máu giao thông thông suốt trước mưa bom, bão đạn của kẻ thù, đóng góp tích cực cùng cả nước giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét