Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2017

Với dã tâm cắt đứt tuyến đường 5A huyết mạch từ Hà Nội về Hải Phòng

Trong chiến tranh chống Mỹ, cứu nước, ngành giao thông vận tải Hải Dương vượt qua mọi khó khăn để giữ "mạch máu" giao thông chi viện cho chiến trường miền Nam.
Giữ "mạch máu" thông suốt  
Đầu tháng 7.1965, làm việc tại Hải Dương, đồng chí Đỗ Mười khi đó là Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước căn dặn: Hải Phòng là cái miệng, đường 5 là cuống họng, Hà Nội là dạ dày. Nếu Hải Dương để địch chặn cuống họng thì rất nguy hiểm, nên tình huống nào Hải Dương cũng phải bảo đảm mạch máu giao thông thông suốt. Với tinh thần đó, hàng nghìn lượt cán bộ, công nhân ngành giao thông vận tải (GTVT) Hải Dương đã kiên cường bám trụ cầu đường dưới lớp lớp mưa bom, bão đạn của kẻ thù để gìn giữ mạch máu giao thông.

Xem thêm: bao hanh tu lanh hitachi ,trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội ,bảo hành tủ lạnh hitachi hà nội


Cụ Nguyễn Minh ở thôn Tông Phố, xã Thanh Quang (Nam Sách) là một trong những cán bộ tiền bối của ngành GTVT Hải Dương từng trực tiếp chiến đấu, bảo vệ cầu đường trong chiến tranh chống Mỹ. Năm nay đã 88 tuổi song đôi mắt cụ vẫn ánh lên vẻ tinh anh khi được hỏi về những giai đoạn ác liệt cùng đồng đội bảo vệ các trọng điểm trước những đợt oanh kích dữ dội của kẻ thù. "Nhiệm vụ chính trị cao nhất của ngành lúc đó là bảo đảm giao thông, nêu cao khẩu hiệu: Địch phá, ta sửa, ta đi/ Địch lại phá, ta lại sửa, ta đi", cụ Minh kể.

Trước khi nghỉ hưu năm 1989, cụ Minh là Trưởng ban Thanh tra chuyên trách Xí nghiệp Đường bộ Hải Dương. Những năm 1965 - 1967 và 1972, địch tập trung đánh phá các trọng điểm cầu Phú Lương, Lai Vu, ga Tiền Trung, Phạm Xá, Lai Khê... Khi ấy cụ Minh phụ trách 60 cán bộ, công nhân, sau tăng lên 80 người làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông trên 43 km đường 5A từ Quán Gỏi (Bình Giang) đến huyện Kim Thành, phụ trách đường 5B từ cầu phao Bến Hàn đến Cổ Pháp và đường từ ngã ba Lai Khê đến Quán Triều. "Thực hiện nghiêm mệnh lệnh ứng trực trên trận địa, có lần giỗ cha nhưng tôi cũng không về được dù chỉ cách nhà chục cây số. Đồng đội tôi nhiều người thương tích, những ông như Vũ Huy Băng, Vũ Gia Hốt... đã hy sinh do bom đạn của kẻ thù", cụ Nguyễn Minh rưng rưng.

Với dã tâm cắt đứt tuyến đường 5A huyết mạch từ Hà Nội về Hải Phòng, Mỹ đã điều hàng trăm lượt máy bay oanh kích, nhiều lần phá sập cầu Phú Lương, Lai Vu, phá hỏng đường sắt Hà Nội - Hải Phòng. Cao điểm nhất là chiến dịch hủy diệt liên tục trong vòng 1 tháng từ ngày 19.5 - 19.6.1967, Mỹ điều hàng trăm lượt máy bay, có ngày oanh kích 8 trận từ 6 giờ sáng đến đêm, đánh tan tành cầu Phú Lương, các ga Tiền Trung, Lai Khê. Không quản hiểm nguy, hàng nghìn lượt cán bộ, công nhân bám sát trận địa, san lấp hố bom mìn, sửa cầu, sửa đường để từng đoàn xe qua. Nhiều cán bộ, công nhân đã mãi mãi nằm lại trận địa hoặc để lại một phần xương máu do các đợt oanh kích dữ dội của kẻ thù.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét