Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học (Sở Khoa học và Công nghệ

Qua đánh giá thực tế tại đồng ruộng cho thấy giống lúa này ít nhiễm bệnh, thích hợp trên nhiều chân đất, có tỷ lệ hạt chắc cao, bông dài, hạt gạo thon, màu trắng ngà.
Sáng 22.9, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học (Sở Khoa học và Công nghệ), huyện Kim Thành tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá mô hình sản xuất thử các giống lúa QP-5 ngắn ngày, đột biến tám xoan Hải Dương.

Xem thêm:  sửa tủ lạnh hitachi , sửa chữa tủ lạnh hitachi , bảo hành tủ lạnh samsung
Nhờ chính quyền từ huyện tới cơ sở quan tâm chỉ đạo
Nhìn vào số liệu trên có thể thấy du lịch Hải Dương

Vụ mùa năm nay, giống lúa QP-5 được trồng thử nghiệm trên diện tích 20 ha tại xã Hồng Lạc và xã Kim Xuyên (Kim Thành) với 370 hộ tham gia. Giống lúa này có thời gian sinh trưởng 103 - 105 ngày. So với giống đối chứng bắc thơm số 7, QP - 5 không bị bệnh bạc lá, sâu cuốn lá, sâu đục thân, nhiễm nhẹ bệnh rầy nâu, khả năng chống đổ tốt. Năng suất lúa dự kiến đạt 70,9 - 71,2 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng 18 - 19 tạ/ha.

Tại hội thảo, lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ đề nghị sau khi kết thúc vụ mùa, các cơ quan chuyên môn cần có đánh giá chính xác năng suất, hiệu quả kinh tế và hoàn thiện quy trình sản xuất lúa QP-5. Người dân cần thực hiện đúng quy trình sản xuất trong vụ tới và bán sản phẩm cho đơn vị thu mua đã được thỏa thuận.

Lúa đột biến tám xoan Hải Dương được gieo cấy trên 1 ha tại xã Đại Đức (Kim Thành). Sau hơn 3 tháng gieo cấy, đến nay lúa đang chuẩn bị cho thu hoạch. Qua đánh giá thực tế tại đồng ruộng cho thấy giống lúa này ít nhiễm bệnh, thích hợp trên nhiều chân đất, đặc biệt là hạn chế được bệnh bạc lá, có tỷ lệ hạt chắc cao, bông dài, hạt gạo thon, màu trắng ngà. Năng suất dự kiến đạt 66 tạ/ha, cao hơn từ 20 - 30% so với các giống đại trà tại địa phương như Bắc thơm và lúa lai đối chứng.  

Thời gian tới, huyện Kim Thành sẽ nhân rộng giống đột biến tám xoan Hải Dương, đồng thời xem xét hỗ trợ 50% giá giống cho những xã xây dựng được vùng sản xuất tập trung quy mô từ 10 ha trở lên.
Đại diện Ban Quản lý khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc cho biết sẽ bố trí 8 - 10 bộ dàn triển lãm ảnh tại Lễ hội mùa thu Côn Sơn- Kiếp Bạc năm nay.
Các bộ dàn triển lãm ảnh được đặt ở cả 2 khu di tích; khoảng 300 bức ảnh (cỡ 38x25cm) sẽ được trưng bày. Nội dung chủ yếu giới thiệu, quảng bá về lễ hội, các công trình, danh lam thắng cảnh, quá trình xây dựng một số hạng mục lớn trong khu di tích; hình ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo tỉnh với khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc…
Huyện Thanh Miện vừa tổ chức hội nghị quy hoạch vùng sản xuất rau màu tập trung.
Đến năm 2030, huyện phấn đấu quy hoạch 500 ha sản xuất rau màu tập trung tại các xã Tân Trào, Lam Sơn, Hùng Sơn, Tứ Cường, Chi Lăng Bắc, Chi Lăng Nam và thị trấn Thanh Miện. Các vùng này sẽ tập trung trồng các loại rau màu có giá trị kinh tế cao như su hào, cải bắp, khoai lang, khoai tây...

Hiện nay, huyện Thanh Miện đã có hơn 300 ha trồng rau màu tập trung ở các xã Phạm Kha, Lam Sơn, Hùng Sơn, thị trấn Thanh Miện... Giá trị sản xuất đạt 600 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 5 lần trồng lúa.

1 nhận xét: