Chủ Nhật, 10 tháng 9, 2017

Trong khi nhiều nông dân chán nản P2

Khu đất bãi Trại Tằm mang diện mạo mới kể từ khi anh Đào Huy Du (sinh năm 1979) ở thôn Quang Rực, xã Hồng Phong (Ninh Giang) gom những mảnh ruộng nhỏ lẻ của 250hộ dân để trồng rau màu với quy mô lớn. Anh phải mất gần 3năm để vận động, thuyết phục nông dân cho thuê ruộng với giá từ 1-1,3 triệu đồng/sào/năm. Dù mới đi vào sản xuất được hơn 1 năm nhưng mô hình sản xuất của anh Du đã mang lại "làn gió mới" làm thay đổi nhận thức của người dân nơi đây. Mặc dù đất bãi màu mỡ song người dân chỉ trồng ngô phẩm cấp thấp để nuôi lợn, gà còn anh Du lại hướng tới những loại nông sản có thể xuất khẩu như ớt, ngô ngọt, mùng tơi Hàn Quốc...

Xem thêm:sửa tủ lạnh hitachi,   bảo hành tủ lạnh hitachibảo hành tủ lạnh samsung
Trong khi nhiều nông dân chán nản
Bạch Đằng (Kinh Môn) luôn thực hiện tốt công tác an sinh xã hội

Đặc biệt, anh là người mang cây cà rốt về với đất bãi Ninh Giang, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp cho vùng đất này. Anh Du còn liên kết với nhiều doanh nghiệp để tiêu thụ nông sản. Sản xuất suôn sẻ, thuận lợi, hướng phát triển sắp tới cũng được anh hoạch định rõ ràng, tuy nhiên anh Du vẫn canh cánh trong lòng nhiều nỗi lo. "Thời hạn thuê đất chỉ có 5 năm trong khi đầu tư ban đầu rất lớn, cần phải có thời gian dài để thu hồi vốn, có lợi nhuận. Khi biết tôi gom ruộng làm giàu, gia đình, họ hàng phản đối kịch liệt. Càng như vậy, tôi càng quyết tâm chứng tỏ cho mọi người thấy quyết định của mình là đúng đắn. Thế nhưng vẫn còn nhiều thử thách ở phía trước khiến tôi phải bận tâm. Trong suốt quá trình thực hiện, tôi phải một mình loay hoay, xoay xở cùng với nỗi lo ruộng đất có thể bị đòi lại bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, dù tâm huyết nhưng tôi vẫn không dám đầu tư lớn", anh Du cho hay.

Trước câu hỏi có khi nào muốn bỏ cuộc, anh Khải nhìn xa xăm về phía cánh đồng lúa trải dài nói: "Có nhưng rồi sẽ qua". Vốn xuất thân thuần nông nhưng anh Khải chỉ nhận là nông dân tay ngang bởi sau một thời gian làm nông nghiệp vất vả, gia đình phải chạy ăn từng bữa, anh đã chuyển sang nghề sửa chữa điện thoại. Nhưng rồi nặng lòng với đồng ruộng, anh quay lại với công việc vất vả nặng nhọc mà ai cũng muốn rũ bỏ. Đổ nhiều mồ hôi, công sức nên anh càng trân trọng từng tấc đất, quyết chí bám ruộng, giữ đồng. Tuy nhiên, anh vẫn nặng trĩu những tâm tư. Vực dậy cả "cánh đồng chết" nhưng chủ yếu là tự lực nên nhiều khi anh Khải thấy đuối sức. Khu đồng đã mang lại cho anh thu nhập khá song cũng không đủ để anh thực hiện mong muốn biến nơi đây thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Mọi dự định, ước mơ có thể bị dập tắt nếu không có sự giúp sức, hỗ trợ kịp thời từ các cấp chính quyền, cơ quan chức năng.

Để có được những thửa ruộng vuông vức, bằng phẳng, mương máng tưới tiêu thuận lợi, vợ chồng anh Sơn phải dày công cải tạo. Song sức lực và tiền bạc có hạn, mặt khác ruộng cũng chỉ là đi mượn nên anh không thể đầu tư lâu dài. Anh Sơn phàn nàn: "Vì là ruộng bỏ hoang nên xã ít quan tâm tới việc làm thủy lợi và đường ra đồng. Do vậy, chúng tôi gặp nhiều bất lợi trong chăm sóc và thu hoạch lúa. Nếu tình trạng này kéo dài, tôi e rằng mình sẽ phải trả lại ruộng. Mong mỏi lớn nhất của tôi là có cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất đầy đủ để an tâm gieo cấy. Nếu được như vậy, hộ nào bỏ ruộng, tôi sẵn sàng xin cấy. Vừa rồi, tôi cũng nắm bắt được thông tin những hộ tích tụ ruộng đất lớn sẽ được nhận hỗ trợ 5triệu đồng/ha. Tuy nhiên, nếu muốn nhận hỗ trợ, tôi phải xin đủ gần 300 chữ ký của các hộ bỏ ruộng. Thủ tục như vậy không khác gì đánh đố những người gom ruộng. Tôi nhận ruộng bỏ hoang qua thôn, qua xã thì thủ tục hỗ trợ cũng chỉ cần chính quyền địa phương xác nhận là đủ".

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, ngành nông nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa, tập trung. Để làm được điều này, phải loại bỏ dần tư duy sản xuất manh mún, chộp giật. Những nông dân gom ruộng làm giàu đã cho thấy những thay đổi lớn trong suy nghĩ, nhận thức của họ về sản xuất nông nghiệp. Những mô hình tích tụ ruộng đất này cần phải được quan tâm, động viên bằng những chính sách hỗ trợ kịp thời. Có như vậy mới có thể nuôi dưỡng được những ý tưởng, ước mơ khởi nghiệp từ nông nghiệp và ngành nông nghiệp mới có thể tái cơ cấu bền vững.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét