Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

Số lượng đơn vị sự nghiệp công lập tăng lên: Gánh nặng cho ngân sách nhà nước

Số lượng đơn vị sự nghiệp công lập tăng lên: Gánh nặng cho ngân sách nhà nước
Thời gian qua, việc triển khai thực hiện các nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong tỉnh chưa đạt nhiều kết quả.
Số lượng đơn vị sự nghiệp phình ra, số lượng biên chế tăng lên, tạo gánh nặng cho ngân sách nhà nước (NSNN).
Bộ máy phình to
Toàn tỉnh hiện có 1.096 đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL), trong đó 4 đơn vị thuộc UBND tỉnh; 155 đơn vị thuộc sở, ngành; 890 đơn vị trực thuộc UBND các huyện, thành phố, thị xã và 47 đơn vị trực thuộc chi cục. Nếu phân chia theo từng lĩnh vực, các đơn vị SNCL tập trung chủ yếu ở lĩnh vực giáo dục (902 đơn vị), y tế (39 đơn vị) và văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao (42 đơn vị).

Xem thêm: trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi hà nội ,  sua may giat sanyo sua may giat sanyo
Chất thải từ nuôi lợn "đầu độc" khu dân cư

Từ năm 2011 đến nay, các sở, ngành thành lập mới 9 đơn vị SNCL gồm 2 bệnh viện (Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Phụ Sản) thuộc Sở Y tế, 3 trung tâm (Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy, Trung tâm Điều dưỡng người có công, Trung tâm Dạy nghề) thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Trung tâm Kiểm định chất lượng công trình xây dựng (Sở Xây dựng), 1 ban thuộc huyện Cẩm Giàng (Ban Quản lý di tích), 1 nhà thiếu nhi thuộc thị xã Chí Linh và 2 trường tiểu học thuộc TP Hải Dương. Ngược lại, cũng giảm 3 đơn vị khi sáp nhập trường Trung cấp Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào Trường Cao đẳng Hải Dương, chuyển đổi mô hình hoạt động 2 đơn vị (Đoạn đường bộ và Đoạn đường sông) thuộc Sở Giao thông vận tải thành công ty cổ phần.

Như vậy, so với năm 2011, số đơn vị SNCL trong tỉnh không những không giảm mà còn tăng thêm 6 đơn vị khiến bộ máy hành chính ngày càng cồng kềnh hơn. Nhiều đơn vị trực thuộc các sở, ngành hoặc UBND các huyện, thành phố, thị xã tồn tại nhiều năm với chức năng, nhiệm vụ chồng chéo, bất cập nhưng vẫn chưa được rà soát, sắp xếp lại. Đơn cử như trong lĩnh vực giáo dục, nhiều năm qua cho thấy sự lãng phí về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên của các Trung tâm Kỹ thuật - tổng hợp hướng nghiệp - dạy nghề ở các huyện, thành phố, thị xã. Ở nhiều trung tâm, việc tổ chức các lớp dạy, học nghề rất khó khăn do ít học viên, chương trình học nghèo nàn, không đáp ứng được yêu cầu thực tế. Một trung tâm với vài chục người cùng hệ thống cơ sở vật chất được đầu tư  khang trang nhưng hiệu quả sử dụng rất thấp đã trở thành gánh nặng cho NSNN. Có nhiều ý kiến cho rằng việc chuyển các trường THPT, mầm non bán công thành trường công lập cũng khiến số lượng đơn vị SNCL tăng lên. Tuy nhiên, theo ông Đỗ Duy Hưng, Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ (Sở Giáo dục và Đào tạo), các trường THPT, mầm non bán công đã là các đơn vị sự nghiệp vì NSNN vẫn bảo đảm một phần chi thường xuyên, hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Vì vậy, việc chuyển sang công lập không làm tăng số lượng đơn vị SNCL.

Tương tự trong lĩnh vực y tế, sự tồn tại song song giữa Trung tâm Y tế và Bệnh viện Đa khoa huyện nhiều năm qua cũng là sự lãng phí nguồn nhân lực cùng hệ thống cơ sở vật chất trong khi hiệu quả công tác khám, chữa bệnh, dự phòng chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân. Đối với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, nhiều người cho rằng sự tồn tại của cả 2 Trung tâm Dịch vụ việc làm và Trung tâm Dạy nghề là không cần thiết bởi 2 đơn vị này hoàn toàn có thể sáp nhập thành một với chức năng vừa dạy nghề vừa thực hiện dịch vụ việc làm cho người lao động. Tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 3 đơn vị là Trung tâm Đào tạo, huấn luyện và thi đấu thể thao dưới nước, Trung tâm Đào tạo, huấn luyện thể thao và Trung tâm Bóng bàn tỉnh có thể sáp nhập thành Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể thao tỉnh.

Kiên quyết tổ chức lại

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét