Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

Chính quyền và nhân dân huyện Cẩm Giàng đã đạt nhiều thành tựu nổi bật

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Cẩm Giàng đã đạt nhiều thành tựu nổi bật và toàn diện trên các lĩnh vực.
Sau 20 năm tái lập, với tinh thần đoàn kết, phát huy nội lực, nắm bắt thời cơ, vượt qua khó khăn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Cẩm Giàng đã đạt nhiều thành tựu nổi bật và toàn diện trên các lĩnh vực.

Xem thêm: trung tam bao hanh tu lanh hitachi,bảo hành tủ lạnh hitachi việt nam,bảo hành tủ lạnh hitachi hà nội
Tổ chức tài chính vi mô Tình thương (TYM) đã và đang có nhiều hoạt động

Huyện Cẩm Giàng được tái lập ngày 1.4.1997 trên cơ sở tách ra từ huyện Cẩm Bình theo Nghị định số 03/NĐ-CP ngày 6.1.1997 của Chính phủ. Huyện nằm ở phía tây TP Hải Dương, dọc theo quốc lộ 5, với diện tích tự nhiên 109 km2, dân số hơn 130.000 người, gồm 17 xã và 2 thị trấn. Đây là vùng đất giàu truyền thống văn hiến và cách mạng.

Những ngày đầu tái lập, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Cẩm Giàng phải đối mặt với bộn bề khó khăn: kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, cơ sở vật chất nghèo nàn, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Huyện đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phù hợp, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thu hút được nhiều dự án đầu tư trong nước và nước ngoài.

Trong 20 năm qua, kinh tế của huyện có mức tăng trưởng khá. Thời kỳ 1997 - 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 13,36%/năm, thời kỳ 2005 - 2010 đạt 12,2%/năm, thời kỳ 2010 - 2015 đạt 7,6%/năm (cao hơn bình quân chung của tỉnh). Năm 2016, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt  28.065,4 tỷ đồng, tăng hơn 15% so với năm 2015.

Đến nay, huyện Cẩm Giàng đã hình thành rõ nét cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nếu năm 1997, tỷ trọng nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ tương ứng là 46,5% - 29,5% - 24% thì đến năm 2015 là 11% - 69,8% - 19,2%. Sản xuất công nghiệp có nhiều bước đột phá, trở thành động lực chính để phát triển kinh tế - xã hội. Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng năm 2016 đạt hơn 25 tỷ đồng, tăng 2,8% so với năm 2015. Trên địa bàn huyện hiện có 5 khu công nghiệp và 3 cụm công nghiệp với gần 400 doanh nghiệp đi vào hoạt động, tạo việc làm cho hơn 16.000 lao động. Ngoài ra, các làng nghề truyền thống cũng ngày càng phát triển. Nhiều chợ, siêu thị trên địa bàn được đầu tư mở rộng, xây dựng mới. Các loại hình dịch vụ phát triển nhanh, nhất là dịch vụ tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông. Huyện hiện có 6 ngân hàng lớn đặt chi nhánh, hoạt động có hiệu quả, phục vụ tốt nhu cầu của các doanh nghiệp và người dân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét