Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVI

Các đại biểu đề nghị phải loại bỏ những cán bộ, công chức không làm được việc ra khỏi bộ máy để cho bộ máy được tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn.
Thảo luận chiều 31.3 tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVI, ông Phạm Văn Tỏ, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ thừa nhận việc tinh giản biên chế hiện nay mới là giảm cơ học.

Xem thêm: trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi hà nộisua chua tu lanh hitachi  trung tâm bảo hành tủ lạnh samsung     
Chính quyền và nhân dân trong huyện tập trung xây dựng Kinh Môn p2

Ông Tỏ cho biết, trong kế hoạch tỉnh giao, các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện chủ động xây dựng đề án, lộ trình tinh giản biên chế đến năm 2021 giảm 10%. Trong 2 năm qua, toàn tỉnh đã giảm được 208 người, trong đó 6 công chức, 34 công chức cấp xã, 168 viên chức đơn vị sự nghiệp công lập. "Tất cả cơ quan, đơn vị nào sử dụng biên chế hưởng lương ngân sách đều thuộc diện phải tinh giản biên chế", ông Tỏ nhấn mạnh.

Theo ông Tỏ, từ năm 2017, tỉnh sẽ kiên quyết chỉ đạo không tinh giản theo kiểu cơ học. Tỉnh đã có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị rà soát lại chức năng, nhiệm vụ theo Nghị định 24 và Nghị định 37 của Chính phủ. Khi chức năng nhiệm vụ của các sở, ngành giảm, thì biên chế cũng phải giảm theo. Các sở, ban, ngành, địa phương tự xây dựng đề án tinh giản biên chế theo Nghị định 108 với 6 đối tượng xem xét tinh giản: học chuyên ngành không phù hợp với vị trí việc làm, không hoàn thành nhiệm vụ trong 2 năm liền, sức khỏe không bảo đảm...

Đối với giảm biên chế khối giáo dục, y tế, ông Tỏ cho biết không giảm giáo viên và bác sĩ mà sẽ giảm đội ngũ nhân viên. Đối với ngành y tế, sẽ giảm nhân viên y tế học đường vì hầu hết các trường đều rất gần trạm y tế nên mỗi trường có 1 nhân viên y tế rất lãng phí. Ngành giáo dục sẽ giảm các vị trí kế toán, văn thư, nhân viên. "Trước kia mỗi phòng giáo dục chỉ có từ 3-4 kế toán để chi cho các trường. Nay mỗi trường có riêng 1 kế toán rất lãng phí", ông Tỏ nói. Tỉnh đã kiến nghị Chính phủ căn cứ vào dân số, diện tích, đặc điểm của các tỉnh để giao số biên chế cho phù hợp. "Hiện nay, biên chế giao cho Hải Dương đang thấp hơn so với các tỉnh có cùng điều kiện", ông Tỏ nói. Ông Tỏ cho biết, việc triển khai vị trí vị trí việc làm của các sở, ngành hiện rất chậm. Sở Nội vụ đề nghị các sở, ngành, UBND cấp huyện nộp đề án vị trí việc làm về sở muộn nhất vào ngày 10.4 để sở tham mưu cho UBND tỉnh kết thúc thẩm định đề án này vào ngày 30.4. Việc này làm căn cứ để tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

Về định kỳ chuyển đổi vị trí công tác, theo ông Tỏ đến nay, các sở, ngành, UBND cấp huyện đã có danh các vị trí cần chuyển đổi. Tới đây, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh sẽ báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kế hoạch, lộ trình chuyển đổi vị trí việc làm. Đối với lãnh đạo quản lý cấp phòng đang gặp vướng mắc do từ Trung ương đến địa phương chưa có văn bản quy định. Tới đây, Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng đề án cụ thể trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét quyết định.

Thảo luận về vấn đề này, ông Đoàn Việt Hùng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy Hải Dương thẳng thắn thừa nhận có tình trạng ở một số cơ quan, đơn vị thừa biên chế nhưng thiếu người làm việc. Việc tinh giản biên chế về lý thuyết thì dễ nhưng khi đi vào thực hiện lại rất khó. "Loại ai ra là bài toán rất khó vì sẽ vướng ở nhiều mối quan hệ xã hội", ông Hùng thẳng thắn. Ông Hùng đề nghị phải thực hiện nghiêm việc chuyển đổi vị trí làm việc theo Nghị định 158 và Nghị định 150 của Chính phủ. Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh sớm báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi vị trí việc làm đối với cán bộ quản lý cấp phòng.

Ông Phạm Quang Hưởng, Bí thư Huyện ủy Gia Lộc nêu thực trạng cán bộ cấp xã hiện nay đào tạo thiếu bài bản, trình độ, năng lực chuyên môn kém. Nhiều cán bộ, công chức cấp xã không có chuyên môn phù hợp. Ông Hưởng đề nghị các trung tâm đào tạo mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho những cán bộ này. Sau đào tạo, những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu công việc, cần phải tinh giản biên chế. Tuy nhiên, theo ông Hưởng, số lượng cán bộ, công chức cấp huyện hiện nay rất thiếu nhưng vẫn phải thực hiện tinh giản biên chế thì không biết làm thế nào. "Ví dụ, Ban Tuyên giáo Huyện ủy biên chế 4 người gồm 1 trưởng ban, 2 phó trưởng ban và 1 chuyên viên thì giảm ai. Trưởng, phó ban thì khó giảm. Nếu giảm chuyên viên thì ai làm, ban toàn lãnh đạo thì không được", ông Hưởng trăn trở.

Lấy ví dụ phòng thuộc khối chính quyền, ông Hưởng nêu: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện được giao 7 biên chế nhưng trừ lãnh đạo phòng, cán bộ làm việc ở bộ phận 1 cửa thì chỉ còn 3 người mà phải giải quyết rất nhiều công việc. "70% số đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai. Thử hỏi nếu không cho hợp đồng thì số lượng công chức này chỉ giải quyết đơn thư cũng không đủ thời gian chứ nói gì đến làm việc chuyên môn", ông Hưởng nói.

Đề cập ở góc độ khác, ông Cao Ngọc Quang, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Tứ Kỳ lại trăn trở việc nhất thể hóa hai chức danh bí thư chi bộ thôn với chức danh trưởng thôn. "Bí thư chi bộ đưa ra bầu trưởng thôn chưa chắc đã trúng. Ngược lại, nhiều trưởng thôn lại chưa có Đảng hoặc người nhiều tuổi", ông Quang nói.

Kết luận về vấn đề này, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy N

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét