Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

Chính quyền và nhân dân trong huyện tập trung xây dựng Kinh Môn

20 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện tập trung xây dựng Kinh Môn từ một huyện thuần nông trở thành huyện phát triển toàn diện...
Sau 18 năm hợp nhất với huyện Kim Thành, ngày 1.4.1997, huyện Kinh Môn được tái lập. Phát huy truyền thống anh hùng, 20 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện đã đoàn kết, chủ động vượt qua khó khăn, thách thức, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Kinh Môn từ một huyện thuần nông trở thành huyện phát triển toàn diện, từng bước vươn lên trở thành thị xã trong tương lai gần.

Xem thêm:  trung tam bao hanh tu lanh hitachi ,sửa tủ lạnh hitachi tại hà nội,  trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi
Hai huyện Bình Giang và Cẩm Giàng được tái lập


Kinh tế phát triển toàn diện
Khi tái lập, huyện đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Nhằm đáp ứng yêu cầu ổn định phát triển, tháng 10.1997, Đảng bộ huyện tiến hành Đại hội lần thứ XX thông qua mục tiêu đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo tiền đề phấn đấu đến năm 2010, huyện Kinh Môn cơ bản trở thành huyện công, nông, lâm nghiệp và dịch vụ.

Sau 20 năm tái lập, trải qua 5 kỳ đại hội, Đảng bộ, chính quyền các cấp  huyện Kinh Môn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy nội lực, tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ về mọi mặt của Trung ương, của tỉnh, cùng với tinh thần đoàn kết, quyết tâm phấn đấu của các cấp, các ngành và nhân dân trong huyện, những người con xa quê thành đạt, huyện đã giành được nhiều kết quả nổi bật, tạo đột phá trên các lĩnh vực. Tổng giá trị sản xuất năm 2016 đạt gần 26.000 tỷ đồng, tăng 8,7 lần so với năm 1997. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 1997, giá trị sản xuất nông lâm thủy sản chiếm 23,98%; công nghiệp, xây dựng chiếm 69,19%; dịch vụ chiếm 6,83%. Đến năm 2016, tỷ lệ tương ứng của các ngành lần lượt là 7,81% - 82,44% - 9,75%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 43,7 triệu đồng/năm, tăng 17,7 lần so với năm 1997.

Huyện đã quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh rau màu tập trung với diện tích 500 ha; vùng trồng cam đường Canh, ổi tập trung diện tích trên 64,3 ha giá thị thu nhập trên 1 tỷ đồng/ha/năm. Vùng cấy lúa nếp cái hoa vàng diện tích từ 500-600 ha, năng suất 45,39 tạ/ha, tăng 6,39 tạ/ha; diện tích hành, tỏi 3.476ha, tăng 3,7 lần, năng suất đạt 123,42 tạ/ha, tăng 2,9 lần so với năm 1997. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp năm 2016 đạt 179,7 triệu đồng, tăng 8,5 lần so với năm 1997.  Đặc sản trong nông nghiệp của Kinh Môn là nếp cái hoa vàng, hành, tỏi, sắn dây đã có thương hiệu trên thị trường. Năm 2016, tổng thu ngân sách của huyện đạt 977,9 tỷ đồng, tăng gần 92 lần so với năm 1997. Phong trào xây dựng nông thôn mới đã thu được kết quả khá toàn diện. Năm 2016, toàn huyện có 19/22 xã đạt chuẩn nông thôn mới (vượt kế hoạch đề ra); 3 xã còn lại phấn đấu hoàn thành 19 tiêu chí trong quý II năm 2017,  đưa Kinh Môn đạt tiêu chí huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh.

Cùng với đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, huyện đặc biệt quan tâm phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2016 đạt 21.130 tỷ đồng, tăng 10,4 lần so với năm 1997. Từ chỗ chỉ có 39 doanh nghiệp, đến nay toàn huyện đã có 1.347 doanh nghiệp, tạo việc làm ổn định cho 24.690 lao động. Ngoài các doanh nghiệp, huyện Kinh Môn còn có có 8.205 hộ sản xuất, kinh doanh cá thể. Thời gian qua, đã có một số dự án lớn đầu tư vào địa bàn như Nhà máy Nhiệt điện Hải Dương công suất 1.200 MW, Công ty CP Thép Hòa Phát, Công ty Xi măng Phúc Sơn…

Tốc độ phát triển ngành xây dựng ở mức cao, nếu năm 1997 giá trị đạt 182,4 tỷ đồng thì đến năm 2016 đạt 585,3 tỷ đồng. Kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, mạng lưới giao thông trên địa bàn được nâng cấp mở rộng. Đến nay huyện có tổng số 1.028km đường giao thông nông thôn được nhựa hoá và bê tông hoá. 100% các tuyến đường huyện, đường liên xã, đường xã, đường liên thôn, đường thôn được kiên cố hoá. Được sự quan tâm của Nhà nước, 3 cây cầu hiện đại là An Thái, Hiệp Thượng và Đá Vách đã được xây dựng thay thế 3 tuyến phà nối liền khu đảo của huyện với các huyện lân cận. Nhiều dự án khu dân cư đô thị được đầu tư xây dựng. Thị trấn Kinh Môn mở rộng đã được Bộ Xây dựng công nhận đô thị loại IV, đang tiếp tục hoàn thiện quy hoạch 13/22 xã trở thành phường trước năm 2020.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét