Thứ Ba, 8 tháng 8, 2017

Huyện Kinh Môn hiện có 46 điểm KDT

Hàng loạt điểm kinh doanh than không phép hoạt động trên địa bàn huyện Kinh Môn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thời gian qua, hàng loạt điểm kinh doanh than (KDT) không phép hoạt động trên địa bàn huyện Kinh Môn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hành lang thoát lũ trong mùa mưa bão.
Huyện Kinh Môn hiện có 46 điểm KDT, tập trung ở các xã thuận lợi về giao thông đường thủy như Long Xuyên, Phạm Mệnh, Hiệp Sơn, Duy Tân, Tân Dân, Hiệp An và các thị trấn: Kinh Môn, Phú Thứ, Minh Tân. Trong đó, mới có 21 điểm được UBND tỉnh chấp nhận quy hoạch. Vừa qua, UBND huyện Kinh Môn có tờ trình xin bổ sung 9 điểm vào quy hoạch mạng lưới KDT, nâng tổng số lên 30 điểm nằm trong quy hoạch.

Xem thêm: sua tu lanh hitachi , bao hanh tu lanh hitachi , trung tâm bảo hành hitachi
UBND tỉnh đã có văn bản số 2245/UBND-VP gửi các sở
Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện tiếp xúc

Tuy nhiên, trong số những điểm KDT được UBND tỉnh chấp nhận quy hoạch, mới có duy nhất 1 đơn vị đủ điều kiện KDT theo quy định. Những điểm còn lại mặc dù mới được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương hoặc có thỏa thuận vị trí đê điều với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhưng đã hoạt động KDT nhiều năm nay. Hầu hết điểm KDT trên địa bàn huyện đều chưa hoàn thành thủ tục về đất đai, môi trường hoặc nằm ngoài quy hoạch chung của UBND tỉnh.

Xã Long Xuyên hiện có 4 địa điểm KDT thuộc các công ty: Vina miền Bắc, CP Cường Sơn, CP Sản xuất, thương mại Nhất Thành Phát và 1 hộ dân. Mặc dù các điểm kinh doanh của 3 doanh nghiệp trên nằm trong quy hoạch của UBND tỉnh nhưng đến thời điểm hiện tại, những đơn vị này vẫn chưa hoàn thiện các thủ tục về đất, chưa đủ điều kiện KDT. Tuy nhiên, hoạt động tập kết, chế biến than ở đây lại rất nhộn nhịp.

Thị trấn Phú Thứ hiện cũng tồn tại 6 điểm KDT, trong đó chỉ có 2 điểm nằm trong quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt. Trong số 2 điểm này mới có 1 điểm của Công ty CP Thương mại, xuất nhập khẩu Hoàng Oanh đủ điều kiện kinh doanh. Điểm còn lại đã được hộ ông Nguyễn Văn Sửa cho Công ty TNHH An Phú thuê lại để KDT.

Ông Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch UBND thị trấn Phú Thứ cho biết phần đất của gia đình ông Sửa trước đây sử dụng làm xưởng đóng tàu. Do hoạt động không hiệu quả nên ông Sửa đã cho Công ty TNHH An Phú thuê lại. Mặc dù nằm trong quy hoạch điểm KDT của tỉnh nhưng Công ty TNHH An Phú chưa hoàn thiện các thủ tục, chưa đủ điều kiện kinh doanh. Ngoài ra, những điểm kinh doanh khác trên địa bàn thị trấn đều hoạt động trái phép. Nhiều năm nay, hoạt động tập kết, chế biến, vận chuyển than ở đây vẫn diễn ra rất sôi động. Tiếng ồn cộng với bụi than đang gây bức xúc cho người dân.

7 điểm KDT trên địa bàn xã Duy Tân cũng hoạt động không phép nhiều năm nay. Ông Trần Đức Chính, Phó Chủ tịch UBND xã Duy Tân cho biết những điểm KDT tập trung chủ yếu ở các thôn Châu Xá và Trại Xanh. Trong đó có 5 điểm được UBND xã cho thuê đất, 2 điểm UBND huyện cho thuê. Sau khi nhận đất, một số hộ san lấp thành bãi kinh doanh vật liệu xây dựng. Sau khi hoạt động không hiệu quả, một số hộ cho thuê làm địa điểm tập kết, chế biến than. "Hiện mới có 1 điểm KDT của Công ty Trường Khánh nằm trong quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt. Tuy nhiên, cơ sở này vẫn chưa hoàn thiện thủ tục về đất đai, chưa có giấy phép hoạt động KDT. Những điểm còn lại hoạt động trái phép, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của người dân", ông Chính nói.

Về nguyên nhân bùng phát các điểm KDT không phép thời gian vừa qua, một lãnh đạo Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Kinh Môn cho biết do kinh tế gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản và xây dựng trầm lắng nên nhiều bãi kinh doanh vật liệu xây dựng, cơ sở đóng tàu hoạt động không hiệu quả đã chuyển sang kinh doanh hoặc cho thuê lại để KDT. Một số bãi chứa than hiện nay do UBND các xã, thị trấn ký hợp đồng cho các cá nhân thuê đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng. Sau khi thuê đất, một số cá nhân cho doanh nghiệp, tổ chức thuê lại để tập kết, chế biến, KDT trái quy định. Thực tế này dẫn đến tình trạng KDT tự phát. Các cơ sở thuê lại để KDT không quan tâm đến đầu tư cơ sở kỹ thuật như tường bao, nền bãi, hệ thống tiêu thoát nước, chống chảy tràn... gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương.

Huyện Kinh Môn cần tăng cường kiểm tra, kiên quyết xóa bỏ các điểm KDT không phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt. Đối với những điểm nằm trong quy hoạch nhưng chủ đầu tư không tiến hành hoạt động có thể điều chỉnh, chấp thuận cho các nhà đầu tư khác tiếp nhận dự án. Các cơ sở KDT phải áp dụng các biện pháp cần thiết để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét