Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Chính phủ có chủ trương chuyển đổi mô hình quản lý chợ

Từ năm 2003, Chính phủ có chủ trương chuyển đổi mô hình quản lý chợ. Sau gần 14 năm, việc thực hiện chủ trương này ở Hải Dương vẫn ì ạch.
Địa phương không muốn : Ông Phạm Văn Thái, Phó Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Cẩm Giàng nhận định rất khó chuyển đổi quản lý chợ (QLC) từ cấp xã sang cho HTX hoặc doanh nghiệp quản lý theo chủ trương của Chính phủ. Sau 14 năm triển khai mô hình này, huyện Cẩm Giàng vẫn chưa chuyển đổi được chợ nào.

Xem thêm: trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội bảo hành tủ lạnh hitachibao hanh tu lanh samsung     

Trung tâm Dịch vụ việc làm 8/3 (Hội Phụ nữ tỉnh)


Lý giải về nguyên nhân của tình trạng này, ông Thái cho biết: Hầu hết các chợ của Cẩm Giàng hiện nay là chợ hạng 3, do các địa phương quản lý. Họ tự cử người làm nhiệm vụ trông coi và thu các khoản phí của tiểu thương. Toàn bộ nguồn thu này đều được nộp về ngân sách địa phương. “Nếu chuyển cho doanh nghiệp hoặc HTX quản lý thì địa phương sẽ không còn nguồn thu này nữa. Vì lo mất quyền lợi nên nhiều địa phương không muốn chuyển đổi”, ông Thái nói.
Nếu chuyển cho doanh nghiệp hoặc HTX quản lý thì địa phương sẽ không còn nguồn thu này nữa. Vì lo mất quyền lợi nên nhiều địa phương không muốn chuyển đổi.
Tại nhiều địa phương trong tỉnh mặc dù chợ đã xuống cấp, lụp xụp, hạ tầng không bảo đảm cho hoạt động kinh doanh, buôn bán nhưng chính quyền địa phương vẫn khư khư giữ quyền quản lý. Khi doanh nghiệp ngỏ ý muốn đầu tư, cải tạo, nâng cấp sau đó chịu trách nhiệm QLC thì chính quyền viện ra nhiều lý do để từ chối. Ông Nguyễn Văn T., lãnh đạo một xã ở huyện Gia Lộc cho biết: “Nhiều doanh nghiệp tha thiết muốn địa phương tạo điều kiện để đầu tư xây dựng chợ nhưng chúng tôi không đồng ý. Doanh nghiệp phải có lợi thì họ mới làm. Để có được chợ mới chúng tôi thường phải cắt một phần đất cho họ sau đó họ mới đầu tư. Nếu chúng tôi đồng ý chuyển đổi khác nào đổi đất lấy hạ tầng? Liệu chợ xây xong, người dân có vào mua bán hay lại để hoang như ở nhiều nơi. Vì vậy chúng tôi chưa muốn chuyển đổi”.

Theo thống kê của Sở Công thương, đến nay toàn tỉnh mới có khoảng 5% số chợ được chuyển đổi mô hình quản lý. Theo ông Nguyễn Quý Thắng, Trưởng Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Gia Lộc, ngoài nguyên nhân các địa phương không muốn hoặc chưa sẵn sàng chuyển đổi thì còn một nguyên nhân khác xuất phát từ chính bản thân doanh nghiệp. Hiện nay nhiều doanh nghiệp được kêu gọi đầu tư xây dựng chợ sau đó trực tiếp quản lý nhưng họ cũng không mặn mà. Năng lực hoạt động của các HTX còn thấp nên cũng chưa mạnh dạn đứng ra QLC cho các địa phương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét