Thứ Năm, 25 tháng 5, 2017

Mô hình góp vốn bằng đất khá tốt

Theo ông Võ, trong hợp đồng thuê đất nên có điều khoản khoảng sau 5 năm, doanh nghiệp và người dân tính toán lại giá thuê đất cho phù hợp với thị trường. Ngoài ra, mô hình này cũng gặp trở ngại khi doanh nghiệp thuê đất, họ sẽ dành một quỹ đất để xây dựng nhà xưởng, kho bãi, đường sá. Do vậy, sau khi hết hợp đồng thuê đất, doanh nghiệp rút đi thì những diện tích này sẽ rất khó đưa vào canh tác. "Còn nhiều người băn khoăn khi ruộng đất giao cho doanh nghiệp canh tác họ đào bới để làm nhà xưởng, đường sá. Đến khi họ trả lại, người dân liệu còn canh tác được hay không?", một người dân ở xã Thúc Kháng (Bình Giang) nói khi Tập đoàn Vingroup muốn thuê 200 ha để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại đây.

Xem thêm: tram bao hanh tu lanh hitachi ,  trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi , bao hanh tu lanh hitachi ,

BHXH huyện Kim Thành chủ động rà soát


Mô hình góp vốn bằng đất khá tốt nhưng với điều kiện doanh nghiệp phải "thật thà" với người dân. Nếu doanh nghiệp không trung thực, lãi nhưng vẫn báo lỗ thì đến lúc nào đó người dân sẽ mất đất. "Mô hình này rủi ro cao. Người dân vốn chất phác, thật thà nên doanh nghiệp báo thế nào họ biết thế. Đối với lĩnh vực nông nghiệp thì chưa nhưng công nghiệp đã xảy ra khi một số địa phương góp vốn bằng đất cho doanh nghiệp để kinh doanh nhưng doanh nghiệp liên tục báo lỗ. Chỉ đến khi khoản lỗ ăn hết vào đất góp vốn thì doanh nghiệp đó làm ăn mới có lãi!", ông Võ cảnh báo.

Mô hình người dân chuyển nhượng đất hoàn toàn là không hiệu quả nhất vì không bảo đảm được tư liệu sản xuất cho nông dân. Họ nhận được một khoản tiền rồi tiêu sẽ hết. Khi đó, tư liệu sản xuất không còn, người dân không biết làm gì. "Mô hình này rất nguy hiểm, ruộng đất sẽ rơi vào tay một số người giàu còn nông dân ngày càng bị bần cùng hóa", ông Đặng Văn Trình nói.

Cần có chế tài mạnh: Theo Luật Đất đai năm 1993, hạn điền ở đồng bằng sông Hồng tối đa ở mức 2 ha, đồng bằng sông Cửu Long 3 ha. Luật Đất đai 2003 sửa đổi cho phép người dân được nhận hạn mức chuyển quyền sử dụng đất lên gấp đôi so với mức hạn điền. Luật Đất đai 2013 sửa đổi tiếp tục nâng hạn mức chuyển nhượng quyền sử dụng đất lên không quá 10 lần mức hạn điền. Điều này cho thấy với quy định hạn điền trong luật đã không còn phù hợp khi quy mô sản xuất liên tục thay đổi theo chiều hướng ngày càng lớn như hiện nay.

TS. Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng đã đến lúc không nên đặt ra các mức hạn điền bởi không phải khi nào cần, Chính phủ lại đề nghị Quốc hội sửa đổi Luật Đất đai mà nên dùng giải pháp "mềm" để quản lý đất đai. Theo ông Sơn, việc cơi nới, tăng dần mức hạn điền không còn hợp lý mà làm thế nào để tăng quy mô sản xuất phù hợp với năng lực phát triển của hệ thống canh tác, hệ thống kỹ thuật.

Để bảo đảm quyền lợi của người dân, ông Sơn cho rằng mô hình thứ nhất là bền vững nhất. Ruộng đất phải giao cho nông dân sản xuất. Điều này đồng nghĩa với việc nông dân sản xuất được đến đâu, quy mô thế nào đạt hiệu quả thì họ tích tụ để sản xuất đến đó. Tuy nhiên, phải có chính sách mạnh để ngăn chặn việc thay vì đầu tư vào đất đai sản xuất thì lại biến đất thành sản phẩm để đầu cơ. Do đó, trong chính sách và luật lệ mới phải quy định đất nông nghiệp do nông dân trực canh dù là quy mô lớn hay nhỏ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét