Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Chính phủ có chủ trương chuyển đổi mô hình quản lý chợ P2

Chuyển đổi linh hoạt: Nếu các địa phương còn ngần ngại chuyển đổi cho các doanh nghiệp hoặc HTX đủ năng lực quản lý thì chợ truyền thống khó được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Bởi hiện nay đa phần các địa phương chỉ trông chờ vào nguồn ngân sách của tỉnh để đầu tư, phát triển chợ trong khi nguồn vốn này có hạn. Với kiểu thu phí chợ tùy tiện, không sổ sách, giấy tờ, không thống kê, báo cáo… thì việc xây dựng các chợ theo mô hình văn minh, hiện đại cũng khó có thể thực hiện. Trách nhiệm kiểm soát chống gian lận thương mại, bảo vệ môi trường, an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn lao động… tại chợ thường ít được các địa phương quan tâm. Do đó việc chuyển đổi mô hình QLC là việc cần làm.

Xem thêm:   bao hanh tu lanh hitachi o dau,sửa tủ lạnh hitachibao hanh tu lanh hitachi
Chính phủ có chủ trương chuyển đổi mô hình quản lý chợ

Tuy nhiên, việc chuyển đổi mô hình chợ cần linh hoạt. Ông Nguyễn Văn Quang, Trưởng Phòng Quản lý thương mại (Sở Công thương) cho biết Sở Công thương đang xây dựng kế hoạch chuyển đổi một số chợ để trình UBND tỉnh vào tháng 8 này. Theo kế hoạch, trước mắt tỉnh sẽ thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý ở các chợ thuộc thành phố, trung tâm các huyện, những chợ nông thôn có lượng lưu thông hàng hóa lớn. Theo ông Quang, tỉnh sẽ xem xét chuyển đổi mô hình QLC sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa phương. Không thể ép người dân phải theo một mô hình quản lý nào không phù hợp với điều kiện kinh doanh tại chợ. Nơi nào có khả năng chuyển đổi sẽ tiến hành chuyển đổi theo yêu cầu. Nếu các địa phương xây dựng được các tổ hoặc ban quản lý chuyên nghiệp giúp chợ hoạt động hiệu quả thì vẫn nên duy trì. “Mặc dù chợ Thanh Bình do phường này quản lý nhưng họ thực hiện khá bài bản và hiệu quả thì vẫn có thể duy trì. Ngược lại, chợ Lai Cách (Cẩm Giàng) mặc dù đã có doanh nghiệp đến đầu tư, cải tạo và sẵn sàng tiếp nhận QLC này nhưng có thể chưa chuyển đổi do không nhận được sự đồng thuận của các tiểu thương”, ông Quang lấy ví dụ.

Trước khi lựa chọn được mô hình QLC phù hợp, các địa phương cũng cần trích một phần kinh phí để nâng cấp và cải tạo lại các khu chợ, ki-ốt bán hàng đã xuống cấp... để bảo đảm hoạt động kinh doanh, buôn bán của người dân. Sở Công thương sớm xây dựng lộ trình chuyển đổi mô hình QLC trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng nhu cầu, quyền lợi của người dân cũng như tính toán hài hòa giữa lợi ích của địa phương và doanh nghiệp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét