Thứ Tư, 10 tháng 5, 2017

Ngành chăn nuôi lợn đang lâm vào cảnh khủng hoảng khi giá lợn hạ

Ngành chăn nuôi lợn đang lâm vào cảnh khủng hoảng khi giá lợn hơi liên tục "thủng đáy" và hiện tại đang ở mức thấp kỷ lục trong hàng chục năm trở lại đây...
Nuôi theo phong trào: Từ năm 2012, cùng với làm ruộng, gia đình ông Phạm Văn Kiểu ở  thôn An Bình, xã Tuấn Hưng (Kim Thành) tranh thủ thời gian nông nhàn, tận dụng thức ăn dư thừa nuôi vài con lợn để có thêm thu nhập. Mấy năm gần đây, thấy lợn bán được giá, ông Kiểu quyết định mở rộng chăn nuôi bất chấp sự phản đối của người thân. Ông đầu tư 400 triệu đồng xây 2 dãy chuồng rộng 1.000 m2. Chỉ trong thời gian ngắn, từ nuôi nhỏ lẻ, ông Kiểu trở thành chủ trang trại lợn có quy mô 40 con lợn nái, 500 con lợn thịt. Nhưng chưa kịp trả hết vốn vay ban đầu thì giá lợn đột ngột giảm sâu khiến ông trở tay không kịp.

Xem thêm:trung tam bao hanh tu lanh hitachitrung tâm bảo hành tủ lạnh hitachibảo hành tủ lạnh hitachi               

Lực lượng công an Nam Sách hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao

 

Ông Kiểu than thở: "Thấy giá lợn cao nên tôi cũng ham. Đợt trước, tôi lãi 1,5 triệu đồng/con lợn, gấp mấy lần cấy lúa, trồng màu. Qua theo dõi tôi thấy giá lợn có lên, có xuống nhưng mức giá chênh lệch không cao bằng các loại vật nuôi khác. Vì vậy, người nuôi vẫn có lãi nếu biết xoay xở. Tôi không ngờ giá lợn lại giảm sâu đến thế. Nếu như không nôn nóng làm giàu thì tôi đã không lâm vào cảnh bi đát như hiện nay".

Hơn 10 năm nuôi gà nhưng hiệu quả kinh tế không cao nên khi thấy các hộ nuôi lợn khấm khá, bà Phạm Thị Mây ở xã Cẩm Hoàng (Cẩm Giàng) chuyển hướng sang nuôi lợn thịt. Vốn có kinh nghiệm chăn nuôi, bà Mây đã đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng chuồng trại để nuôi 1.700 con lợn thịt, 600 con lợn nái. "Những lứa trước, lợn tiêu thụ thuận lợi, tôi đã khấp khởi mừng và tin rằng việc chuyển hướng của mình là đúng đắn. Giờ giá lợn xuống thấp, có thời điểm chỉ còn 15.000 đồng/kg, tôi mới thấy ân hận vì đã không tính toán kỹ", bà Mây nói.    

Ông Kiểu, bà Mây là điển hình cho việc chăn nuôi lợn chạy theo phong trào. Tại các vùng quê trong tỉnh, hằng năm, số trang trại, chuồng nuôi lợn gia tăng chóng mặt. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết tháng 4 vừa qua, tổng đàn lợn trong tỉnh ước hơn 609.000 con, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, đàn lợn nái ước đạt 79.920 con (tăng 4,4%), lợn thịt 528.590 con (tăng 2,9%), còn lại là lợn con, sản lượng thịt hơi 34.147 tấn. Hải Dương đứng thứ tư khu vực đồng bằng sông Hồng về tổng số đàn lợn. Theo quy hoạch, đến năm 2020, tổng đàn lợn của tỉnh đạt 650.000 con. Việc gia tăng số lượng giữa các năm phải theo lộ trình đã được hoạch định để đề phòng rủi ro của thị trường. Thực tế sản xuất cho thấy sự phát triển tổng đàn lợn mất cân đối khi có thời điểm lên tới 620.000 con, chạm ngưỡng quy hoạch. Chính vì sự phát triển tự phát này mà hiện tại toàn tỉnh còn tồn đọng 100.000 con lợn thịt do tắc đầu ra.

Thiệt hại quá lớn: Chăn nuôi ồ ạt, không nắm bắt được nhu cầu thực tế của thị trường đã khiến người nuôi lợn thiệt hại nặng nề. Vẻ mặt mệt mỏi sau 1 đêm thức trắng để mang thịt lợn đi bán chạy, ông Dương Danh Ngát ở thôn Đông, xã Cổ Dũng (Kim Thành) than thở: “Lợn đến ngày xuất bán rồi mà chẳng ai đến hỏi mua. Tôi gọi điện người ta từ chối nên mấy ngày nay phải huy động anh em họ hàng mang thịt lợn đi bán hộ. Thế nhưng cũng chỉ tiêu thụ được mỗi ngày 1 con. Mấy hôm nay, ngân hàng liên tục gọi điện đến nộp tiền lãi nhưng tôi chẳng có tiền để trả". Bi kịch hơn, lứa lợn này ông Ngát lại nuôi nhiều nhất. Hiện tại, ông vẫn còn 500 con lợn thịt đã quá lứa mà không xuất bán được. Chỉ tính sơ qua, ông đã lỗ cả tỷ đồng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét